Hôm nay,  

Xuống ‘Âm Phủ’ Tìm Nước

09/02/201200:00:00(Xem: 4855)
Xuống ‘Âm Phủ’ Tìm Nước

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, Tây nguyên đang vào mùa khô. Mực nước sông, hồ, đập... ở đây bắt đầu hạ thấp, hàng trăm nghìn hecta cà phê có nguy cơ cháy khát. Cũng như mọi năm, nghề đào giếng ở vùng đất này lao xao vào vụ để kiếm sống. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh này qua bản tin như sau.
Khác hẳn với giếng khu vực đồng bằng chỉ sâu 5-7m, thường xây gạch đá hoặc dùng khuôn bi, hầu hết giếng ở Tây nguyên bằng đất, lại sâu thăm thẳm có khi đến 50-60m như miệng địa ngục. Vì vậy, những người đào giếng thuê ở Tây nguyên thường gọi đùa về nghề của mình là "ăn cơm trần gian, làm việc âm phủ".
Đùa nhưng mà thật, không chỉ do nơi làm việc của họ nằm sâu trong lòng đất tối tăm, nóng chật mà còn nguy hiểm tính mạng. Nguy hiểm nhất là đoạn đào sâu từ 15m xuống dưới, chỉ cần sơ suất nhỏ hay một hòn đá bằng nắm tay rơi từ miệng giếng trúng đầu có thể cướp đi tính mạng. Đó là chưa kể bom mìn, khí độc... chực chờ trong lòng đất.

Những người đào giếng vẫn chưa quên vụ tai nạn do khí độc khi đào vét giếng ở xã An Phú, thành phố Pleiku năm 2007. Nhóm gồm tám người thì có đến sáu người thiệt mạng, hai người vào viện cấp cứu. Vụ tai nạn làm rúng động giới đào giếng ở Tây nguyên thời gian dài. Hay phải ngồi xe lăn suốt đời do tai nạn trong lòng giếng như anh Nguyễn Văn Toàn ở huyện Krông Buk, Đắc Lắc thì không phải là hiếm. Bị rách tay chân, sứt da chảy máu hoặc ngất xỉu là chuyện như... cơm bữa.
Nghề này có thể nói sợ nhất là nhận đào giếng cũ, những giếng đã sử dụng trước đó nhưng bị cạn, phải đào thêm mới đủ nước tưới. Thành giếng đoạn dưới ngâm nước lâu, vữa ra thành bùn, có thể sụp xuống chôn người đào bất cứ lúc nào...
Quá nhiều hiểm họa, nhưng nghề xuống "âm phủ" tìm nước này vẫn luôn hấp dẫn rất nhiều người bởi nguồn thu nhập khá cao. Hiện nay, đào 10m đầu tiên giá chừng 300.000 đồng/m. Đoạn đào tiếp theo mỗi mét từ 500 ngàn đồng trở lên. Nếu gặp phải đá, mỗi mét lên đến cả triệu đồng. Trong khoảng một tuần, nhóm thợ 4-5 người hoàn thành một cái giếng với giá 15-20 triệu đồng.
Bạn,
Báo Tuổi Trẻ mô tả rằng những người thợ đào giếng thay nhau hì hục xắn từng xẻng đất mưu sinh. Ở độ sâu từ 30m trở xuống, nhiệt độ thường lên đến hơn 40oC, một người thợ làm việc không quá 15 phút, thợ khác phải xuống thay, và niềm vui của chủ nhà là khi đào được giếng nhiều nước mà không có chuyện bất trắc nào xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.