Hôm nay,  

Tái Định Cư Như Ở Tạm

15/01/201200:00:00(Xem: 4193)

Tái Định Cư Như Ở Tạm

Bạn,
Theo báo Lao Động, cơn bão số 9 cách đây 2 năm là thiên tai lịch sử gây nhiều đau thương cho miền đất Kon Tum đầy nắng gió. Hơn 51người chết, hàng trăm người bị thương, hàng ngàn ngôi nhà, công trình bị ngã sập, cuốn trôi, nặng nề nhất ở huyện Tu Mơ Rông.Nhằm hạn chế thiệt hại, huyện Tu Mơ Rông của tỉnh này choxẻ đồi xây dựng nhiều ngôi nhà tái định cư. Thế nhưng, tại các khu tái định cư, người dân phải sống trong cảnh khốn khổ như ở tạm. Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Ở khu tái định cư có khá nhiều điều bất tiện. Mỗi gia đình nơi này được cấp diện tích đất từ 320 - 350m2, nhưng hầu hết là gia đình nghèo, ít hiểu biết về kỹ thuật để nuôi con gà, trồng mớ rau cải thiện bữa ăn gia đình. Ở nơi cũ, muốn kiếm cái ăn, người dân vào rừng tìm mớ rau, củ sắn, xuống suối bắt con cá, trồng vài sào sắn thu nhập cũng được vài triệu đồng... Bây giờ đến khu tái định cư, đất khô cằn không cây trồng nào có thể đâm chồi, nảy lộc. Cái nương, cái rẫy lại ở quá xa, không gần khu tái định cư, nguồn nước sinh hoạt thì phập phù, lúc có lúc không. Anh A Ven ở tại nơi tái định cư, trước đây ở làng Kạch Lớn 2, xã Đăk Sao, vừa sinh con gái đầu lòng - cho biết: "Mùa mưa nước ở đây đục lắm, không dám uống đâu, do đất, đá ở trên suối sạt lở mà. Có lúc ống nước bị bịt kín không chảy được, chôn dưới đất, mình không biết chỗ nào để khơi thông. Còn mùa khô này phải vác can nhựa vào núi lấy nước giọt về sử dụng!"


Gia đình A Neo có đến 5 người, cả 3 người lớn đang thẫn thờ ngồi bó gối nhìn ra phía cửa bởi chẳng biết làm gì ngay tại thời điểm người dân đang rầm rộ thu hoạch sắn. Căn nhà trống hoác, chỉ vỏn vẹn bao lúa rẫy đang kê tạm góc nhà. Dưới bếp, gió thốc lùa từng cơn, bé gái 2 tuổi đang mót những hạt cơm còn sót lại trong soong. A Neo trước đây cũng trú tại làng Kạch Lớn 2, đến khu tái định cư khoảng tháng 10.2010. A Neo cho biết: "Mình sống ở đây nhưng phải về làng cũ để làm rẫy, được vài sào lúa rẫy. Khoảng tháng 2-3 là hết gạo ăn rồi, khổ lắm!". Ngay cả A Gum, chủ tịch Uỷ ban Mặt trận xã Đăk Sao - cũng được cấp một ngôi nhà tại khu tái định cư, nhưng không ở vì nóng, không nhà vệ sinh, mặt tiền nhà sau phải "nhìn" vào bếp của nhà trước... Vậy lấy gì mà sống, "bụng đói đầu gối phải bò", thế là người dân bất chấp, nhiều người quay về làng cũ, canh tác trên rẫy, nên hàng chục ngôi nhà tái định cư bỏ hoang.
Bạn,
Báo Lao Động cho biết, tại khu tái định cư sát nách trụ sở ủy ban xã Đăk Sao thì có 32 gia đình đến định cư. Song, trụ điện đã được lắp đặt cách đây hơn một năm nhưng vẫn trơ như một khúc cây mục. Người dân kéo điện từ ủy ban xã về dùng. Năm 2011, uỷ ban xã phải trả 43 triệu tiền điện trong khi nguồn thu tăng thêm năm 2011 từ các hoạt động kinh doanh chỉ có 23 triệu đồng mà thôi. Chủ tịch xã Đăk Sao A Chớt giải thích: "Bóp bụng để trả tiền điện vì 32 gia nhà, nhà dùng nhiều, nhà dùng ít, không có chỉ số đồng hồ thì làm sao lấy lại tiền điện!".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.