Hôm nay,  

Mưu Sinh Dưới Đáy Biển

08/01/201200:00:00(Xem: 4634)

Mưu Sinh Dưới Đáy Biển

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, ở vùng Tây của miền Nam, nghề lặn biển hấp dẫn cánh đàn ông từ bao đời nay nhưng cũng đầy bất trắc khiến bao nhiêu cảnh ngộ sinh nghề tử nghiệp. Riêng tại tỉnh An Giang, cách thương cảng An Thới (huyện Phú Quốc) không xa, có Hòn Gỏi nằm giữa nhóm đảo chằng chịt vốn là nơi dung dưỡng không ít người tứ cố vô thân, mưu sinh dưới đáy biển như ghi nhận của báo Thanh Niên qua đoạn ký sự như sau.
Trên những chiếc ghe nhỏ, dân Hòn Gỏi chu du từ quần đảo Hải Tặc, qua vùng Cổ Gồng, xuống Nam Du, Thổ Chu... Họ tham gia vào các sự kiện "nóng" ở dưới đáy biển Tây Nam, như tìm kiếm ở các con tàu đắm bí ẩn, quần thảo ngọc trai, đục dương đen ở mực nước chết tận ngoài hải phận quốc tế...
Nhiều thập niên trước, Hòn Gỏi chỉ có trên chục nóc gia sống bằng nghề câu, lặn mé bắt ốc, hải sâm bán về đất liền. Nằm trong vùng biển trù phú với vô số ngọc trai và những con tàu đắm chứa đầy cổ vật, thế nhưng chẳng ai nghĩ phải làm gì với mớ tài sản khổng lồ ở sâu dưới đáy. Chỉ đến khi nghe đồn một người đi biển ở An Thới may mắn lặn được con sò điệp ngậm hạt ngọc thật to, bán đủ tiền đóng được vài chiếc xuồng đi biển, người dân Hòn Gỏi cùng nhiều đảo khác trong vùng vịnh bắt đầu cuộc "đổ bộ" xuống đáy biển.


Ông Võ Minh Quang (Hai Quang), một thợ lặn kỳ cựu đã giải nghệ, nhớ lại: Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều ghe từ các vùng biển xa đã đến đây quăng neo. Những con người "bèo nước gặp nhau" nhanh chóng kết thân và cùng... rủ nhau xuống biển. Lần này, dân đảo không chỉ lặn "hơi tài" (lặn không cần dưỡng khí) mà mua bình nén khí, máy nổ và dây thông hơi dài hàng trăm mét để "làm ăn lớn" hơn. Nếu trước đây, thợ lặn giỏi lắm cũng chỉ lặn sâu được 5-7m nước, thì với phương tiện hỗ trợ, họ có thể lặn sâu 50-60 sải nước (một sải tương đương 1,6m). Vẫn săn tìm sò điệp, nếu hên thì có ngọc, còn ngược lại, vỏ của loại sò này cũng có giá trị cao. Ngư dân Lê Văn Đực kể: "Hồi đó, vỏ sò điệp được thương lái mua về bán lại cho các cơ sở sơn mài ở miền Đông. Bán 5 vỏ sò là mua được 1 chỉ vàng rồi, ham lắm!".
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, cùng với sự kiện hàng loạt tàu cổ được phát hiện rải rác các nơi trong vùng vịnh, cơn sốt ngọc trai, sò điệp, hải sâm... là hấp lực lớn để nhiều ngư dân bỏ câu, bỏ lưới tìm xuống đáy sâu. Hòn Gỏi lại tiếp nhận nhiều thanh niên trai tráng các nơi tìm đến để học nghề thợ lặn và nơi đây trở thành "thủ phủ" của dân làm nghề bám đáy biển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.