Hôm nay,  

Sông Sài Gòn Bị Ô Nhiễm

28/12/201100:00:00(Xem: 3916)

Sông Sài Gòn Bị Ô Nhiễm

Bạn,

Theo kết quả nghiên cứu nguồn thải gây ô nhiễm sông Sài Gòn do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ vừa công bố cho thấy, nguồn thải gây ô nhiễm sông Sài Gòn không chỉ do nước thải công nghiệp mà còn do nước thải sinh hoạt. Điều này xuất phát từ những hạn chế trong việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm phân tán. Báo SGGP ghi nhận về hiện trạng này qua bản tin như sau.

Theo chuyên gia nhóm nghiên cứu Công ty IDOM, hiện nguồn nước sông Sài Gòn và một số nhánh sông trên địa bàn TPSG đang ô nhiễm nghiêm trọng. Nồng độ, COD, BOD, Coliform... đều vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt là ô nhiễm Coliform. 11 trên 16 trạm luôn không đạt chuẩn. Cao nhất là 2 trạm quận Bình Tân và Gò Vấp. Phân tích sâu của nhóm chuyên gia trên cũng chỉ ra, các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước ở TPSG rất đa dạng, bao gồm hệ thống cống rãnh thoát nước, nước rỉ tại các bãi chôn lấp rác, các hoạt động khai thác khoáng, trồng trọt và chăn nuôi.

Ông Segimon Serrate chuyên gia hóa học cho biết, hiện có rất nhiều cơ sở công nghiệp phân tán nhỏ nằm lẫn trong các khu dân cư đô thị. Những cơ sở này thường xuyên xả nước thải ra kênh rạch chưa qua xử lý. Không chỉ vậy, hoạt động khai khoáng đang thải ra lượng lớn nước đục, gây giảm ánh sáng đến độ sâu thấp nhất, làm giảm sự tăng trưởng của lớp thực vật dưới nước và cũng gây hạn chế đối với hệ thống lọc nước sinh hoạt.

Mặt khác, nước chảy tràn đô thị đã tạo áp lực lớn về ô nhiễm nguồn nước phân tán trong các khu vực đô thị do độ thấm nước thấp của nền và khi mưa lớn hay ngập úng xảy ra, nó có thể làm suy sụp các nhà máy xử lý nước thải. Ông Thomas Cernocky nhấn mạnh thêm, trong nguồn nước ngầm ở TPSG đã bị ô nhiễm. Điều này chứng tỏ nước thải sinh hoạt, các bể phốt, bể tự hoại và thói quen xả nước thải sinh hoạt bừa bãi của người dân đã gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguồn nước này. Theo biểu số liệu thống kê, khoảng 80% người dân thành phố đang sử dụng bể tự hoại, gây ô nhiễm hơn 47% lượng nước ngầm trên địa bàn thành phố.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, để hạn chế nguồn thải gây ô nhiễm đối với con sông này, nhóm chuyên gia đã khuyến cáo cần phải giảm sử dụng bể tự hoại bằng cách tăng cường hệ thống cống rãnh đô thị phù hợp; mở rộng chiến lược hệ thống quan trắc nước ngầm; đầu tư sử dụng các thiết bị kiểm soát trực tuyến để phát giác các dòng xả độc hại nhất là những dòng xả có chứa kim loại nặng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.