Hôm nay,  

Trẻ Bán Vé Số Bị Bóc Lột

18/10/200100:00:00(Xem: 4829)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, hiện nay, có nhiều đại lý vé số tại Sài Gòn đã về các vùng quê ở miền Trung để "tuyển mộ" trẻ em bán vé số dạo. Những trẻ này ở lứa tuổi từ 10-16, gia đình rất nghèo, cha mẹ đành phải để con tha phương cầu thực. Tại Sài Gòn, các em đã bị lạm dụng làm phương tiện kiếm tiền, phải đổ ra khá nhiều mồ hôi, nước mắt và cả máu. Phóng viên báo Thanh Niên đã ghi nhận một số trường hợp qua đoạn ký sự có nội dung như sau.

Một buổi tối, tại ngã tư Bình Phước, một thanh niên cao gầy dẫn theo chừng mười đứa trẻ lếch thếch bước xuống chiếc xe đò mang biển số 37 thuê xích lô máy chạy thẳng vào trung tâm. Phóng viên TN bám theo và ngay ngày hôm sau đã tìm được nơi ở của anh ta tại quận Tân Bình. Đó là K, quê Quảng Ngãi. Vẻ khó chịu và hoài nghi, K nói: Mình có công ăn việc làm hẳn hoi, nhưng Tết rồi về quê thấy bọn nhỏ ở làng cơ cực quá nên nghĩ cách đưa vào đây tìm công ăn việc làm cho chúng. Chưa đứa nào quen được công việc, lại còn dại nên bị đánh mất vé số và ế hoài. Chắc rồi cũng phải đưa chúng vế quê. Nói vậy, nhưng thực tế K đang ăn nên làm ra với dịch vụ này. Có trong tay 40 đứa trẻ, tổ chức đi bán vé số (trung bình mỗi đứa trẻ bán được 150 vé/ngày. Một em bé kể: Chú K lo ăn, lo ở, trả cho mẹ cháu mỗi tháng 300 ngàn đồng. Em còn cho biết cứ vài tháng chú K lại về quê quần và trả những đứa trẻ không đủ điều kiện về nhà. Một em đưa cho phóng viên xem lá đơn xin thôi việc mà em bảo là K viết sẵn cho chép, nội dung: Kính gửi chú K, cháu tên là... quê Quảng Ngãi. Cháu được chú giúp đỡ vào Sài Gòn đi bán vé số, nhưng sau 1 tháng đi bán, cháu thấy mình không có năng khiếu làm nghề này. Tuy chú vẫn giúp đỡ và khuyên cháu ở lại thêm thời gian, nhưng cháu thấy như vậy là có lỗi với chú và gia đình, nên cháu xin phép chú cho cháu được về quê.

Khác với anh K, Trần Văn D, quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, là người có dị tật bẩm sinh ở chân trái. Cách đây 5 năm, D. bị vợ bỏ, đã vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Công việc làm ăn suôn sẻ và thấy ngon lành, D về quê gom bọn trẻ quen biết đưa vào mở đại lý vé số cho chúng đi bán. Hiện đại lý của D trên đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận có trên 50 trẻ làm việc. D còn đưa 2 em trai của mình vào mở thêm 2 đại lý ở Tân Bình và Bình Thạnh. Ước tính thu nhập của 3 cơ sở này hàng năm cho khoản lời lên đến cả tỉ đồng.

Bạn,
Cũng theo TN, một thực tế là những trẻ em khi được đưa vào Sài Gòn theo các dịch vụ này đều phải đối mặt với những thiệt thòi, mất mát và có nguy cơ bị xâm hại như những đứa trẻ bụi đời. Em Nguyễn Văn Hạnh, 12 tuổi, quê ở Tuy Hòa, Phú Yên, kể: Tháng 6-2001, em vừa nghỉ hè thì được anh Tân, người cùng xóm, đi làm ăn ở Sài Gòn về đưa đi cùng nhiều đứa bạn khác. Bán vé số được 1 tháng thì Tân lấy cớ bận đi làm ăn nơi khác và giới thiệu em cùng 2 đứa bạn nữa cho một người tên là Hùng sống gần bến xe Miền Đông. Hùng trả mỗi em 10,000 đồng/ngày và bắt ôm vé số đi bán, nếu bán không hết thì em bị đánh đập. Em ấm ức nói: "Ổng toàn xách tai và tát vào mặt em khi tối vế mà bán không hết. Sáng chưa dậy kịp là ông lấy nước dội lên người. Có lần ổng trốn đi nhưng ổng tìm thấy và bắt về nhận trong hồ nước." Mới đây, em Hạnh đã bị đuổi ra khỏi nhà và đã theo một đàn anh cùng quê đi đánh giày ở Thủ Đức. Và em lại tiếp tục những tháng ngày tha phương cầu thực.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.