Hôm nay,  

Lo Bị Ép Giá Cà Phê

18/10/201100:00:00(Xem: 3722)

Lo Bị Ép Giá Cà Phê

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại VN, niên vụ càphê 2011 - 2012 mới bắt đầu được nửa tháng. Cả nông dân và nhà xuất cảng vẫn như đang ngồi trên đống lửa, thấp thỏm nhìn giá rơi.

Thu hoạch trễ, không như dự kiến. Từ cuối tháng 9 đến nay, các vùng trồng càphê tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam phần mưa liên tục. Ít nhất đã có bốn cơn bão và áp thấp nhiệt đới nối đuôi nhau làm chậm ngày thu hoạch. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Trước đây, có người dự kiến khá lạc quan rằng có thể đến giữa tháng 10 này sẽ có hàng càphê ra chợ. Nhưng nay, theo kinh nghiệm của nông dân tại các tỉnh vùng cao, chí ít phải đến giữa tháng sau mới bắt đầu thu hái, và hàng ra chợ cũng phải đến cuối tháng 11 là sớm nhất.Giá càphê nội địa trong mấy ngày qua có khi xuống mức quanh con số 40 ngàn đồng/kg, so với mức cao trong niên vụ vừa qua là 52 ngàn đồng/kg.

Theo một cuộc thăm dò của Bloomberg trên 16 nhà môi giới, kinh doanh và phân tích thực hiện vào cuối tháng 9.2011, họ ước rằng giá thị trường kỳ hạn robusta Liffe đến ngày 31.12.2011 chắc chỉ còn mức 1.884 Mỹ kim/tấn, so với đợt thăm dò của Reuters vào tháng 7 là 2.400 Mỹ kim/tấn. Dù biết rằng thăm dò thường ít chính xác, mức giá đưa ra của Bloomberg cũng đủ để làm nông dân nản lòng

Cho đến nay, có rất nhiều đồn đại về sản lượng cà phê của VN, với con số nhỏ nhất từ 18.5 triệu bao của Vicofa đến các con số lớn hơn như 23.5 triệu bao của công ty môi giới CoffeeNetwork. Tuy nhiên, với tin Việt Nam sẽ bội thu, người mua đang cố chờ để mong mua hàng rẻ hơn. Keith Flurry, một tay trong của nhóm phân tích thị trường ở Rabobank International, London nói: "Niên vụ 2011 - 2012, Việt Nam được mùa. Nguồn hàng tăng sẽ đẩy giá xuống, giúp giới rang xay và người tiêu thụ trả tiền càphê rẻ hơn..."

Chưa vội kết luận VN được mùa hay không, cái đáng ngại hiện nay là tồn kho có giấy chất lượng của thị trường kỳ hạn robusta Liffe NYSE (certifieds) đang còn nhiều. Tới đầu tháng 10.2011, lượng tồn kho này vẫn còn đến 368,080 tấn, so với cuối tháng 6/2011 ở mức kỷ lục 412,940 tấn. Sau ba tháng, lượng tồn kho này chỉ giảm đi chừng 40,000 tấn, con số quá ít ỏi. Trong khi đó, lượng bán và xuất khẩu mới của Việt Nam cả hai tháng cuối vụ chừng 60,000- 70,000 tấn.

Bạn,

Cũng theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, với lượng tồn kho nhiều, các nhà nhập cảng sẽ dùng chúng như "bùa hộ mạng" để đòi mua giá rẻ trong niên vụ mới. Nếu VN đòi giá cao, họ sẽ bình tâm sử dụng hàng đã lỡ mua đắt đang có. Liệu sức chịu đựng của nông dân trồng cà phê, cả tâm lẫn lực, có đủ để đối chọi với lực lượng "mạnh gạo bạo tiền" của phía người mua hay không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.