Hôm nay,  

Náo Loạn Vì Vàng

17/10/201100:00:00(Xem: 5281)
Náo Loạn Vì Vàng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại Tây Nguyên, mỗi ngày ở huyện Đắk G'lei tỉnh Kon Tum có hàng trăm người cùng các phương tiện máy móc đua nhau khai thác vàng. Chưa bao giờ cuộc sống của người dân huyện này lại gấp gáp đến vậy, họ chạy đua với thời gian vì sợ rằng chỉ trong nay mai, những hạt vàng sa khoáng sẽ rơi vào tay những doanh nghiệp sắp được phép vào đây khai thác. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Trong những ngày đầu tháng 10, suối Đắk B. lô - đoạn qua thôn Peng Sal Peng, xã Đắk Pék, huyện Đắk G' lei - nhộn nhịp người và máy móc đào vàng. Từ trên đồi nhìn xuống, con suối như một công trường. Ở đây, hầu như nhà nào cũng sắm máy móc để đào vàng, người không có tiền mua phương tiện thì đi đào vàng thuê cho người khác, mỗi ngày được trả 100,000 đồng đến 200,000 đồng.
Khi phóng viên đến điểm khai thác vàng của một người có tên A Long, hàng chục ánh mắt soi mói, tỏ vẻ khó chịu. Nhưng dường như sự có mặt của chúng tôi không làm họ bận tâm lâu vì phải chạy đua với thời gian nên họ tiếp tục hì hục đào đất, xả nước, hút bùnChỉ một khúc suối Đắk Pék (xã Đắk Pék) chừng vài trăm mét có hàng chục hố sâu dọc theo bờ suối. Nơi đây đã từng xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép nhưng tình hình càng sôi động trong vài tháng trở lại đây. Người dân ồ ạt đào vàng vì họ nghe tin có doanh nghiệp được phép sắp vào đây khai thác.

Theo thống kê của huyện Đắk G' lei, hiện có 6 xã ở huyện này xảy ra tình trạng khai thác vàng "trái phép" là Đắk B' lo, Đắk Pék, Đắk Nhoong, Đắk Kroong, Đắk Môn và Đắk Long. Mỗi ngày, có 10 máy đào, 148 máy nổ với trên 450 người thường xuyên tham gia đào vàng trái phép ở khu vực này.
Trong lúc một số doanh nghiệp đang triển khai thăm dò và khai thác vàng theo giấy phép của tỉnh, người dân địa phương đã đổ xô "đi trước một bước". Lợi dụng việc người dân có đất nằm trong quy hoạch sẽ được đền bù theo thỏa thuận, một số "đầu nậu" mua lại đất, vừa tranh thủ khai thác vừa chờ đền bù. Trước tình hình khai thác vàng trái phép diễn ra trên diện rộng, quy mô ngày càng lớn, từ tháng 4 đến nay, ủy ban huyện Đắk G' lei đã mở 6 đợt truy lùng nhưng không hiệu quả.
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động. chủ tịch huyện Đắk G' lei Nguyễn Phúc Phận cho biết: "Nhiều tháng qua, huyện đã thành lập nhiều đoàn liên ngành xuống từng địa phương yêu cầu người dân không khai thác vàng trái phép. Đồng thời, cho phép lực lượng chức năng xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm.. Tuy nhiên, lực lượng của huyện cũng không thể ở mãi địa phương, còn cán bộ xã thì làm việc theo kiểu "người trong làng cả mà" nên mỗi đợt truy lùng chỉ tạm yên vài ngày rồi đâu lại vào đấy."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.