Hôm nay,  

Khu Dân Cư ‘Khát Nước’

13/10/201100:00:00(Xem: 4446)
Khu Dân Cư ‘Khát Nước’

Bạn,
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại 1 khu dân cư thuộc phường 17 quận Gò Vấp TPSG. Đây là khu dân cư được hình thành từ 1 dự án xây dựng hạ tầng. Thế nhưng chủ đầu tư dự án giải thể, cơ quan chức năng chậm can thiệp, ngành cấp nước cứng nhắc... khiến hàng trăm gia đình cư dân ở khu dân cư này phải sống trong cảnh "khát" nước từ nhiều năm nay. Để có nước nấu ăn và sinh hoạt, người dân phải mua nước lọc giá cao hoặc sử dụng nước giếng ô nhiễm. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Khu dân cư An Lộc do công ty Dệt - Xây dựng - Thương mại Quyết Thắng (đơn vị góp vốn chủ yếu) làm chủ đầu tư, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng và bán nền từ năm 2000. Đến nay,có khoảng 100 gia đình mua nền, xây nhà sinh sống tại khu dân cư nhưng cuộc sống, sinh hoạt của người dân luôn bị đảo lộn do mạng lưới nước sạch chưa được phát triển, lắp đặt. Để có nước nấu ăn, sinh hoạt, người dân phải mua nước lọc với giá 12,000 - 14,000 đồng/bình 20 lít.
Cư dân Đào Phương, nhà ở khu A, cho biết gia đình anh có 4 người, phải mua nước lọc để nấu ăn và sinh hoạt, dù rất tiết kiệm nhưng trung bình mỗi ngày vẫn phải sử dụng khoảng 100 lít nước. Tính ra mỗi tháng tốn khoảng 2 triệu đồng tiền nước. Còn đối với những hộ đang cảnh điều kiện kinh tế khó khăn thì đành chấp nhận ăn uống, tắm giặt bằng nước giếng đục, nhiễm phèn.

Hiện nay, đa số các gia đình cư dân trong khu dân cư An Lộc đều sử dụng nước giếng sau khi lọc thủ công, tuy nhiên, theo người dân, việc lọc thủ công cũng chỉ giảm độ phèn trong nước phần nào, nước sau lọc vẫn đục và có mùi tanh. Không thể mãi ăn uống, sinh hoạt bằng nước ô nhiễm, từ năm 2007, người dân ở khu phố 7, phường 17 gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư, nhà chức trách địa phương và Xí nghiệp Cấp nước Trung An (nay là Công ty Cấp nước Trung An - đơn vị cấp nước trên địa bàn) nhưng tất cả đều né tránh. "Chủ đầu tư viện lý do, tại thời điểm lập dự án chưa có mạng lưới cấp nước sạch nên chưa thể phát triển, lắp đặt đường ống cấp nước và đồng hồ nước. Dần dần chủ đầu tư giải thể và biến mất. Còn ngành cấp nước thì cho rằng, khu vực tổ 62 thuộc dự án của doanh nghiệp nên họ không thể làm hợp đồng phát triển mạng lưới cấp nước trực tiếp tới từng hộ dân. Trong khi phường, quận thì cứ hứa và hứa..." - ông Nguyễn Văn Lý, phụ trách tổ dân phố 62, cho biết.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, ông Lý còn cho biết, giếng ở đây được khoan sâu cả trăm mét nhưng nước vẫn đục và có mùi rất hôi, bởi cạnh khu dân cư là sông Vàm Thuật vốn bị ô nhiễm nặng lâu nay. Nhiều trường hợp người dân ở khu dân cư An Lộc sử dụng nước giếng hàng chục năm qua, nay có nhiều dấu hiệu bị các bệnh hô hấp, ung thư...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.