Hôm nay,  

Trâu, Xe Máy Chở Gỗ Lậu

25/01/200200:00:00(Xem: 4577)
Bạn,
Chuyện lâm tặc đại náo các khu rừng ở miền Trung và Tây nguyên đã trở thành chuyện thường ngày ở VN. Riêng tại các huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, các trùm lâm tặc đã tận dụng cả trâu và xe gắn máy để vận chuyện gỗ lậu. Các tay trùm gỗ lậu sẵn sàng bỏ tiền mua trâu, mua xe gắn máy "tặng" cho dân miền núi để lập ra những đường dây vận chuyển gỗ lậu. Trâu được tận dụng tối đa để kéo gỗ từ rừng ra đường lộ, và xe gắn máy sẽ chuyển tiếp đến khu tập trung gần giao lộ để từ đây sẽ có xe tải chở về miền xuôi.

Trình bày về hoạt động lâm tặc tại miền núi tỉnh Quảng Nam, một phóng viên báo Người Lao Động cho biết: tại huyện Nam Giang có 1,100 con trâu nhưng chỉ có 78 con trâu kéo cày, còn lại là trâu kéo gỗ. Các loại gỗ nhóm 1, nhóm 2 vùng này đến nay hầu như thắp đuốc tìm không ra nữa. Dân khai thác gỗ từ nhiều nơi ùn ùn đổ vào rừng của Nam Giang. Đầu nậu gỗ từ dưới xuôi lên cho nông dân vay tiền, mua trâu gửi ở nhà dân, mua xe gắn máy cho dân và chỉ thu nợ bằng gỗ. Một viên chức huyện cho biết: Dân ở đây nghèo lắm, thế mà nhà nào cũng mua được xe máy. Thấy dân có xe máy không mừng mà lo, vì biết rằng xe ấy được đổi bằng gỗ. Mỗi năm, huyện Đại Lộc (nằm phía dưới Nam Giang) thu vài tỉ đồng từ gỗ lậu tịch thu được.

Cũng theo báo NLĐ, ở đầu sông Bung của miền núi tỉnh Quảng Nam, không khí thực sự náo động bởi đây là vùng giáp ranh của hai huyện Hiên và huyện Nam Giang của tỉnh này. Những hàng quán mới bắt đầu mọc lên. Phóng viên NLĐ bước vào một trong những quán nhỏ ven đường. Chủ quán nhìn khách lạ từ đầu đến chân ra vẻ dò xét. Phóng viên bước ra, phía bên ngoài quán, sát bờ sông có mấy con trâu đực đang đầm mình dưới nước, mấy chục xe Minsk đỗ thành bão đang chờ chuyển gỗ. Một công nhân thuộc công ty làm đường, cho phóng viên biết: "Hồi chúng em mới vô đây đoạn này heo hút lắm. Thế mà bây giờ nó đã thực sự trở thành cái chợ gỗ. Máy bộ đàm, trung tâm thông tin là mấy quán đó. Lâm tặc ở đoạn này làm công khai. Thấy người lạ khả nghi lập tức báo động để đối phó. Từ sông Bung trở ra huyện Hiên, tình hình khai thác gỗ lậu rất rầm rộ. Vì gỗ lậu chuyển về theo đường Hiên khó hơn nên lâm tặc chuyển sang đường này. Ban đầu gỗ được trâu kéo ra đường, chuyển lên xe Minsk và chuyển qua xe tải. Một cách vận chuyển hiệu quả khác là gỗ được kẹp vào phao thả xuôi xuống sông Bung về Đại Lộc.

Bạn,
Phóng viên báo Người Lao Động cho biết thêm: những tháng qua, gỗ lậu của vùng rừng nguyên sinh gần Cầu Mây miền núi Quảng Nam ùn ùn kéo về xuôi. Tại Nam Giang, phần lớn những người trực tiếp khai thác gỗ là cư dân địa phương. Gặp kiểm lâm, công an thì họ rất sợ, thấy người lạ họ cũng sợ. Khi bị bắt họ không biết đưa hối lộ, và nếu có biết thì cũng không có tiền. Việc làm của họ hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều hành của các chủ gỗ. Rừng cạn kiệt cũng bởi các chủ gỗ này. Phóng viên NLĐ kể lại rằng sau một ngày đi đường, tối hôm đó, phóng viên này ngủ nhờ trong nhà một cư dân, nhà nằm sát cạnh Quốc lộ 14. Khoảng 1 giờ sáng, căn nhà bỗng rung chuyển ầm ầm bởi hàng đàn xe tải chạy qua pha đèn sáng chói. Chủ nhà thức dậy và làu bàu: Có đêm nào chúng tôi ngủ yên giấc đâu. Bọn buôn lậu đi cả đêm, thành đoàn. Hồi tôi mới lên đây, rừng ở chỗ này còn nguyên vẹn vậy mà bây giờ đã hết".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.