Hôm nay,  

Trắng Tay Trên Đồng Lũ

10/10/201100:00:00(Xem: 3597)
Trắng Tay Trên Đồng Lũ

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, mười năm lũ lớn mới trở lại vùng đồng bằng. Lũ lớn như một bức tranh hai mặt, xấu xí khi phá hoại và đẹp đẽ khi mang phù sa, tôm cá về cho sông rạch, ruộng đồng. Trong những ngày vưà qua, nhiều gia đình nông dân ở Đồng Tháp trắng tay trên cánh đồng lũ như ghi nhận của báo Thanh Niên qua đoạn ký sự như sau.
Đi dọc theo các tỉnh lộ Đồng Tháp, cảnh xưa trong lũ lại tái hiện. Những ngôi nhà chìm trong nước, những cụ già ngồi bó gối nhìn nước lên từng ngày, những mái lều che mưa gió tạm nằm dọc theo lộ lớn, nhiều ngôi nhà, gia súc, gia cầm né lũ ở chung với người. Nhiều ngôi nhà kê kích cao tới mức trẻ 7 tuổi đi gần đụng đầu, người lớn ra vào phải ngồi bò từng bước.
Trong ngôi nhà che tạm của anh sáu Nghĩa ở xã Tân Hội, cái nắng nóng hầm hập, đang ngồi nói chuyện bất chợt mưa ầm ầm, giọt mưa rơi trên bạt nghe như tiếng người ta gõ vào thùng thiếc điếc tai. Vậy mà Nghĩa lại cười, giọng lạc đi trong mưa gió: "Tôi nhớ ông bà nói mưa cạnh dưới nước lên, cạnh trên nước giựt (nước xuống), mà mưa cạnh dưới lớn vậy, nước sớm giựt lắm đa!". Mắt anh ngời sáng hy vọng, nhìn căn nhà nằm chìm lút dưới nước lũ.

Trên cánh đồng lũ, các câu chuyện thương tâm lại hiện về, đó là những người đắm ghe chìm xuồng; trong con nước dữ, những đứa trẻ té sông mất mạng. Tại Đồng Tháp đã có 6 trẻ em chết đuối đều dưới 6 tuổi. Phóng viên lội ruộng ra ấp Phú Lợi, xã An Long, huyện Tam Nông ngồi chia buồn với gia đình anh Nguyễn Ngọc Hiếu. Đôi mắt đỏ hoe, Hiếu kể nhà nghèo, lũ lớn cá tôm nhiều nên vợ chồng anh ham, lo thả lưới mà quên chú ý bé Nguyễn Ngọc Thảo Nhi, 3 tuổi. Sáng 30.9, đi kéo cá ở đồng, đột nhiên Hiếu thấy dạ bất an, anh vội vã về nhà thì bé Nhi được người ta vớt từ dưới nước lên, thân thể lạnh ngắt.
Khi nước lũ tràn về, tình người trong lũ đã ấm lên, hoạn nạn đỡ đần nhau. Thời điểm căng thẳng nhất là cần cây tràm, đất cát để gia cố lại đê chống lũ nhưng tìm rất khó vì ai cũng gom mua chống lũ.
Bạn,
Theo nguồn tin ngày 8/10/2011 từ Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp cho biết, mực nước ở các trạm vùng đầu nguồn đang lên trở lại. Về mức thiệt hại, đến nay, Đồng Tháp đã có 13,447 căn nhà bị ngập lũ, 55 căn bị sập đổ cuốn trôi; đã di dời 1,824 căn, kê kích 5.438 căn; trên 2.023 ha lúa vụ 3 bị mất trắng; 938 hécta hoa màu, 1,154 hécta vườn cây ăn trái và 523 hêcta thủy sản bị thiệt hại 100%.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.