Hôm nay,  

Bơi Qua Sông Để Đến Lớp

22/05/200100:00:00(Xem: 5351)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ thuộc địa bàn thành phố Sài Gòn, có nhiều học sinh đã trở thành “vận động viên bơi lội” một cách bất đắc dĩ do mỗi ngày phải bơi qua sông để đến trường. Ước mơ có một chiếc xuồng để đưa học sinh đang là nỗi mong ước hàng đầu ở một xã vùng sâu, lọt thỏm giữa bạt ngàn rừng đước Cần Giờ. Theo địa hình, sáu ấp của xã An Thới Đông được đan kết bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, còn đường sá đi lại đều là đường đất đỏ, sình lầy trơn trượt do nước sông dâng lên. Trung bình mỗi học sinh của xã muốn đến trường phải vượt qua đoạn đường từ 10-15 km. Nhưng chuyện đi học gian nan nhất hiện nay là đối với gần 60 học sinh ngụ tại ấp Rạch Lá, muốn lội bộ đến trường thì phải vượt qua con sông Ba Tổng nước luôn chảy xiết, có chiều ngang 200 mét với độ sâu gần 30-40 mét.

Có mặt tại ấp Rạch Lá vào một buổi trưa, trời mưa trái mùa ào ạt, phóng viên tận mắt chứng kiến hàng chục em nam sinh đang cởi áo sơ mi, quần vắt lên cổ cùng với những cuốn vở, sách học để bơi bì bõm trong dòng nước cuốn xiết qua sông đến trường. Nguyễn Thành Long, học sinh Trung học cơ sở An Thới Đông, kể: Trễ giờ học rồi, muốn qua sông mà chỉ duy nhất có một chiếc ghe chèo tay của Dì Út, tụi em phải ưu tiên cho các bạn gái được đi ghe còn mình thì bơi qua sông cho kịp học. Chiếc ghe nhỏ cũ kỹ chèo tay của bà Út chở gần chục nữ sinh gần như quá tải, chòng chành muốn lật úp trong dông gió và dòng nước xoáy mạnh. Một viên chức xã An Thới Đông cho biết: Tính ra mỗi ngày bình quân có gần 200 lượt học sinh đi về. Nhưng tại xã chỉ có duy nhất một chiếc xuồng chèo tay đã xuống cấp. Nhưng điều chúng tôi lo nhất là chiếc xuồng duy nhất này thường bị quá tải và cũng không bảo đảm độ an toàn, nhiều hôm gió lớn xuồng nghiêng ngả như muốn lật úp, trong khi nước ở đây rất sâu, chảy xiết. Xã có làm một cầu đò kiên cố cho người dân chờ đò nhưng chỉ vài bữa đã bị nước cuốn mất.

Dọc đường đến trường Tiểu học An Thới Đông, phóng viên báo NLĐ gặp nhiều học sinh đang đứng ở các tán rừng đước ven đường để vắt khô quần áo ướt khi bơi qua sông. Một em học sinh kể: Tụi em là nam nên vắt khô quần áo còn dễ, chứ mấy bạn nữ muốn bơi qua sông phải đem theo quần áo để thay bộ mới. Khổ nhất là có bữa quần áo chưa kịp khô, trời lại đổ mưa, đi bộ 2-3 cây số đến lớp, ngồi học vừa mệt, vừa lạnh đánh bò cạp.

Điều đáng nói là dù phải vượt qua điều kiện khắc nghiệt như vậy để đến trường, nhưng trên 95% học sinh ấp Rạch Lá đều được xếp là học sinh giỏi, khá và trung bình, hầu như không có học sinh yếu. Nhiều em phải đi mò cua, bắt ốc phụ gia đình sau giờ học nhưng học rất giỏi như các em Võ Thị Thu Hiền, Châu Thị Ngọc Loan, học sinh trường trung học cơ sở An Thới Đông. Ngoài việc học giỏi nhiều năm liền, các em còn là những tình nguyện viên tự chèo đò đưa đón các bạn đi học để giảm chi phí đi đò mỗi khi đò bỏ trống. Em Thu Hiền thổ lộ: Dù khó khăn cách mấy, tụi em cũng ráng học đến nơi đến chốn để sau này kiếm được việc làm phụ giúp ba má lo cho các em. Lội bộ đi học, tụi em không ngại nhưng giá mà tụi em có một xuồng máy để bớt lo lắng chuyện đi lại mỗi ngày.

Bạn,
Một bà mẹ ở ấp Rạch Lá đã tâm sự với phóng viên trong nước mắt: “Nghèo thì nghèo chứ không để tụi nó dốt chữ. Thấy tụi nó được ăn học là mình mừng, có chữ sau này tụi nó mới không đói nghèo như ba má nó. Nhưng tội nghiệp tụi nó quá khi phải bơi qua sông để đến trường. Mỗi khi trời dông gió tôi chỉ còn biết van vái cho tụi nó tai qua nạn khỏi”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.