Hôm nay,  

Sống Tạm Sau Tái Định Cư

02/10/201100:00:00(Xem: 2743)
Sống Tạm Sau Tái Định Cư

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùg Tây Nguyên, có công trình thủy điện Plei Krông nằm trên địa phận huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) hòa vào "lưới điện quốc gia" đã nhiều năm qua. Song đến thời gian này, cuộc sống của hàng trăm gia đình sắc tộc thiểu số vùng tái định cư lòng hồ vẫn còn trong "ngõ cụt". Công tác đền bù, tái định cư của cơ quan chức năng vẫn còn nhiều bất cập, gây lo lắng cho người dân, họ phải sống tạm bợ theo ghi nhận của báo SGGP qua đoạn ký sự như sau.
Đến làng Kto, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) vào lúc trời gần đứng bóng. Theo chỉ dẫn của một viên chức xã, phóng viên đến thăm gia đình vợ chồng anh A Mao (sinh năm 1982), một trong những cư dân đầu tiên đến sinh sống tại khu tái định cư xã Hơ Moong. Trong căn nhà chật hẹp, nóng hầm hập, anh A Mao buồn bã nói: "Vợ chồng mình có 7 đứa con, trước đây khi còn ở xã Kroong, thành phố Kon Tum, mình có 5 hécta đất trồng lúa, trồng mì..., cuộc sống của gia đình khá đầy đủ. Năm 2006, mình để lại đất đai, nhà cửa cho người ta xây dựng công trình thủy điện rồi chuyển đến vùng đất này. Lúc mới đến, gia đình được cấp 800m² đất để làm ruộng. Nhưng đến nay, đám ruộng này vẫn đang bỏ hoang vì không có nước tưới".

Có đất nhưng không thể sản xuất, bỗng dưng vợ chồng anh trở thành thất nghiệp. Số tiền 15 triệu đồng của cơ quan chức năng hỗ trợ chỉ đủ cho gia đình anh mua gạo, muối cầm cự trong một thời gian ngắn. Để nuôi đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn, hai vợ chồng phải bươn chải làm thuê, làm mướn khắp làng xa, bản gần kiếm cơm từng bữa.
Ngồi trước căn nhà ngói đỏ thoáng mát nhưng chị Y Gứt, làng Kto (xã Hơ Moong), than: "Gia đình mình về đây từ ngày lập làng, được cấp 1ha đất nhưng lại bị tranh chấp với người dân ở vùng đất cũ, còn 400m² đất ruộng không có nước tưới. Cả gia đình chỉ sống dựa vào tiền đền bù. Không biết thời gian tới gia đình mình sẽ sống thế nào đây".
Sau khi công trình thủy điện Plei Krông ngăn dòng tích nước lòng hồ, nhiều diện tích nhà cửa, ruộng vườn của cư dân Ba Na, Rơ Ngao, Ja Rai ở các huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô bị ngập trong nước. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã phải tổ chức di dời hơn 1 ngàn gia đình cư dân đến tái định cư ở xã Hơ Moong.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, khi chuyển đến đây, mỗi gia đình chỉ được cấp một ngôi nhà mái lợp tôn,có diện tích 60m²; 1ha đất rẫy trồng các cây nông nghiệp; một sào ruộng nước và 400m² đất thổ cư. Về lương thực, trong năm đầu tiên, mỗi người được cấp 30kg gạo/tháng... Bây giờ, gạo, tiền hỗ trợ đã ăn hết, mà đất vẫn bỏ không, chưa làm ra hạt lúa mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.