Hôm nay,  

Sạt Lở, Vỡ Đê Ở Miền Tây

26/09/201100:00:00(Xem: 3702)
Sạt Lở, Vỡ Đê Ở Miền Tây

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, do tiến trình xây dựng một số đê bao chậm, nhiều đoạn đê, đập còn thấp, có nguy cơ gây sạt lở nên trên 14,736 hécta lúa thu-đông đang bị lũ đe dọa, tập trung ở các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông, Lấp Vò. Báo SGGP ghi nhận về thảm họa này qua bản tin như sau.
Trên địa bàn huyện Tân Hồng, khu đê bao 400 hécta thuộc ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A được xem là điểm nóng xảy ra sạt lở. Nước lũ bên ngoài đang ngấp nghé đê bao, trong khi có một số đoạn rất yếu. Nguyên nhân, tuyến đê bao mới thi công một số đoạn còn thấp. Ngoài 400 hécta nói trên, toàn huyện Tân Hồng còn khoảng 2 ngàn 250 hécta tập trung ở các xã Tân Phước, Thông Bình, Tân Hộ Cơ... cũng có nguy cơ bị lũ nhấn chìm do sạt lở đê bao.
Trong khi đó, mực nước ở các huyện vùng đầu nguồn như Hồng Ngự, Tân Hồng tiếp tục lên nhanh từ 2 - 3cm mỗi ngày. Cùng với tình trạng mưa lớn trên địa bàn rộng đã gây ra triều cường và đe dọa hơn 90 điểm trong toàn tỉnh có thể bị sạt lở. Chính vì vậy, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trọng điểm tại các huyện đầu nguồn đã bị ngập nước.

Chiều 23/9 vưà qua, một đoạn đê xung yếu thuộc khu 2, xã Tân Hội, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp đã bị vỡ. Chỉ trong 30 phút, hơn 20m đê bao bị phá tung, nước tràn vào nuốt chửng toàn bộ 200 hécta lúa vụ 3 đang kỳ trổ đồng, ước thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng Trong khi đó, 2,600 hécta lúa vụ 3 nằm trong đê bao của xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) cũng đang nằm trong tình trạng "5 ăn 5 thua", trong đó đa phần là lúa đang làm đòng. 10 ngàn cây cừ tràm, 1,000m³ cát cùng 36,000 bao cát đã được gia cố con đê dọc theo tỉnh lộ 814.
Theo phòng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự diễn biến lũ như hiện nay và theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn đến cuối tháng 9 mực nước lũ đạt 4.7m thì tuyến đê dài 7km phải được gia cố bằng cừ tràm. Ngày 23/9, huyện này đã phải huy động lực lượng tại chỗ 500 người, túc trực những đoạn xung yếu phòng nước rò rỉ hoặc sụt lún thân đê.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, tại huyện Tân Hồng, hàng trăm người dân không ngại ngày đêm tham gia tu bổ đê bao ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Một nông dân tên là Duyên Lào Hía, ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng cho biết, gia đình đã đầu tư hơn 40 triệu đồng để sản xuất lúa vụ 3, nước lên nhanh nên nông dân này rất lo lắng, nếu vỡ đê chắc phải đi nơi khác làm thuê kiếm sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.