Hôm nay,  

Loạn Tranh Chấp Đất Rừng

9/2/201100:00:00(View: 2860)
Loạn Tranh Chấp Đất Rừng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng Tây Nguyên, trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, tình trạnh tranh chấp đất rừng hỗn loạn giữa người dân và doanh nghiệp bắt đầu từ khi doanh nghiệp được giao thực hiện dự án trồng rừng, trồng cao su. Tại huyện Ea Súp của tỉnh này nhiều doanh nghiệp ở đây đang đối mặt với nguy cơ mất đất dự án vì bị người dân địa phương đua nhau lấn chiếm. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Cách đây hơn 2 năm, ngày 7-7-2009, Công ty Xây dựng Gia Huy (ở TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) được ủy ban tỉnh Đắc Lắc giao 698ha đất tại tiểu khu 248 và 264 tại xã Ea Lê (huyện Ea Súp) để trồng rừng, trồng cao su. Nhưng trên diện tích này đã có hơn 200ha đất bị người dân địa phương lấn chiếm.
Ông Trương Đình Sỹ, Giám đốc Công ty Xây dựng Gia Huy, cho biết: "Đối với diện tích đất canh tác của 68 gia đình cư dân xã Ea Lê và thị trấn Ea Súp lấn chiếm trong vùng dự án, công ty thống kê được có khoảng gần 200ha. Nhưng hiện nay công ty mới hỗ trợ được cho 41 gia đình với số tiền hơn 1.4 tỷ đồng trên diện tích khoảng 140ha. Diện tích còn lại chưa hỗ trợ được vì người dân không chịu đến nhận hoặc kê khai diện tích lớn hơn thực tế". Đã thế, những gia đình chưa nhận tiền hỗ trợ còn lôi kéo người quen tiếp tục lấn chiếm đất rừng trong vùng dự án của công ty.

Chủ tịch ủy ban xã Ea Lê Đặng Phú Bình cho biết thêm: Có một số hộ không thiếu đất nhưng vẫn vào mua đất của những người dân đã xâm canh trước đó để bán lại kiếm lời hoặc hưởng tiền đền bù của chủ đầu tư. Cuộc chiến tranh chấp đất rừng giữa doanh nghiệp và người dân tại Công ty Xây dựng Gia Huy lên đỉnh điểm vào ngày cuối tháng 4-2011 khi cả bảo vệ công ty lẫn viên chức xã Ea Lê đều bị hành hung.
Trong số 20 dự án được giao cho doanh nghiệp trồng rừng và trồng cao su ở huyện Ea Súp với tổng diện tích hơn 16,784 ha, hầu hết đều bị người dân xâm canh. Ủy ban huyện Ea Súp cho biết, tính đến tháng 7-2011, tổng diện tích rừng bị phá trên địa bàn huyện đã lên tới hơn 1.820ha. Trong đó, điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng là các xã Ya Tờ Mốt, Cư M' lan, Cư K' bang, Ea Rốc, Ea Bung...
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, trình bày về thực trạng này, chủ tịch xã Ea Lê Đặng Phú Bình cho rằng việc người dân lấn chiếm, phá rừng tại các dự án trồng rừng, trồng cao su là do họ thấy doanh nghiệp được giao quá nhiều đất. Khi dự án của doanh nghiệp bắt đầu khảo sát, người dân lo sợ mất hết đất sản xuất và nhảy vào xâm chiếm đất các dự án.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.