Hôm nay,  

‘Ăn Theo’ Mùa Nước Nổi

22/08/201100:00:00(Xem: 2326)
‘Ăn Theo’ Mùa Nước Nổi

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã trở nên quen thuộc với người dân, luôn được chờ đón với nỗi nhớ mong da diết. Lũ về, tôm cá, sản vật cũng về, và nhiều làng nghề đã "ăn theo" mùa nước nổi như ghi nhận của báo Thanh Niên qua đoạn ký sự như sau.
Tháng 8, con nước đã tràn bờ. Các cánh đồng biên giới bây giờ mênh mông nước. Trên sông, dòng nước lũ đỏ ngầu ngậm đầy phù sa cuồn cuộn đổ về xuôi. Mực nước cao nhất đo được tại thị xã Tân Châu ngày 17-8 đạt 3.63 m, vượt mức báo động I 0.63 m, cao hơn mực nước lũ cùng kỳ năm 2009 là 0.51 m và 1.05 m so với cùng kỳ năm 2010. Ngày 18-8, mực nước lũ tại Tân Châu tăng thêm 3 cm, hiện lũ từ thượng nguồn đang về với cường suất lớn, trung bình tăng khoảng 5 cm/ngày. Mùa lũ năm nay được xem là về sớm.

Đến các làng nghề ăn theo mùa nước nổi mới thấy hết vẻ tất bật. Hàng chục cơ sở sản xuất và mua bán chài, lưới, lú... tại cầu Thơm Rơm, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ đang vào cao điểm mùa làm ăn. Đoán là nước lũ năm nay sẽ lớn nên các cơ sở ở đây đã tăng gia sản xuất từ hơn một tháng trước. Những ngày qua, tại các cánh đồng biên giới, nước lũ đã tràn đồng nên nhiều ngư dân đã đổ xô về đây mua chài, lưới, ngư cụ để đánh bắt cá.Làng nghề đan lọp cua ở xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú và lọp cá linh thuộc xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang cũng nhộn nhịp không kém. Ông Nguyễn Văn Tòng, chủ một cơ sở đan lọp cá linh lớn nhất tại cồn Cóc, xã Phước Hưng, nói: "Đúng là "tháng 7 nước nhảy khỏi bờ". Con nước rằm tháng 7 âm lịch vừa rồi đã đẩy mực nước lũ vùng đầu nguồn tăng nhanh, tràn cả lên các cánh đồng biên giới. Nhờ vậy mà dân ở làng lọp cá linh nhận được nhiều đơn đặt hàng đan lọp hơn. Ngư dân bây giờ dày dạn kinh nghiệm lắm, họ theo dõi từng con nước rong (nước lớn), thấy nước lên mới đặt hàng đan lọp.".
Tại An Giang, tinh mơ, mặt trời vừa nhô lên khỏi rặng cây tỏa những tia sáng đầu tiên, phóng viên đã thấy trên cánh đồng mênh mông nước lũ đã nhộn nhịp người dân đánh bắt cá. Tại chân cầu Tha La thuộc xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, cái chợ "âm phủ" nhóm họp từ khuya đang nhộn nhịp đón các ngư dân chở cá về. Mỗi lần nghe tiếng máy đuôi tôm nổ giòn giã đến gần rồi vụt tắt, cánh bạn hàng biết ngay có dân chài vừa về tới nên í ới hỏi han. Xa xa, phóng viên nhìn thấy những đoàn xuồng ghe nối đuôi nhau về bến chợ.
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, sôi động nhất là trên cánh đồng ngập lũ ở xã cù lao Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Bất kể cái nắng trưa hay tiết trời se lạnh buổi hừng đông, trên đồng cũng tấp nập ghe xuồng của người dân đánh bắt cá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.