Hôm nay,  

Dịch Bệnh Ở Miền Tây

21/08/201100:00:00(Xem: 3453)

Dịch Bệnh Ở Miền Tây

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, ngành y tế vừa báo động dịch bệnh tay-chân-miệng có nguy cơ bùng phát tại nhiều khu vực trên toàn VN. Thống kê cho biết hơn hơn 30,000 trường hợp bệnh tay - chân - miệng đã được ghi nhận từ đầu năm đến trung tuần tháng 8-2011, ít nhất 79 trường hợp đã tử vong. Tại miền Tây, bệnh đang lan rộng ở nhiều địa phương, nguy cơ bùng phát rất cao trong khi ngày tựu trường đang đến gần... Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Tình trạng 2 trẻ bệnh tay - chân - miệng nằm chung một giường khá phổ biến tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Theo ghi nhận của bệnh viện, từ đầu năm đến nay, có khoảng 3.400 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, trong đó hơn 60% trẻ đến từ các địa phương lân cận. Bảng đối chiếu bệnh tay - chân - miệng 7 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm ngoái tăng trên 60%. Do cơ sở hạ tầng nhỏ và yếu, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ chỉ tiếp nhận điều trị khoảng 400 ca. Đáng chú ý gần đây số ca bệnh tay - chân - miệng ở nhiều địa phương tăng đột ngột. Ít nhất gần 150 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng được phát hiện tại huyện Tháp Mười - Đồng Tháp, tính từ tháng 6 đến đầu tháng 8; tăng hơn 10 lần so với 5 tháng đầu năm (có 13 trường hợp).


Tình trạng các bệnh viện trung tâm tiếp nhận 40 - 60 ca bệnh tay - chân - miệng/ngày xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương trong vùng. Số ca bệnh tay - chân - miệng được ghi nhận thời gian qua tập trung từ 5 tuổi trở xuống, nhất là dưới 3 tuổi. Do ở độ tuổi này, hệ thống đề kháng, miễn dịch chưa có, chỉ cần một tác nhân gây bệnh có thể dẫn đến bệnh tay - chân - miệng.
Theo bác sĩ Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, bệnh tay - chân - miệng do virus đường ruột gây ra, có thể lây qua đường miệng, tay, chân khi cầm, nắm... Bệnh dễ lây lan trong gia đình, trường học. Bệnh tay - chân - miệng rất dễ bùng phát thành dịch, do hiện nay giao lưu quá nhanh, nhiều người sáng ở TPSG, chiều có thể ở Cần Thơ... Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã ghi nhận có cả bệnh nhân từ TPSG, các tỉnh lân cận rất nhiều. Người lành trong giai đoạn ủ bệnh chưa thể hiện ra ngoài, rất dễ lây bệnh qua đi học, giao tiếp, chính yếu tố này có thể đưa đến bùng phát dịch.
Bạn,
Báo SGGP cho biết, theo dự báo, thời điểm từ tháng 9 đến tháng 11-2011, bệnh tay - chân - miệng sẽ vào cao điểm. Học sinh đang bước vào năm học mới, nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng cho sức khỏe con em mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.