Hôm nay,  

NGƯ DÂN BỎ NGHỀ

20/08/201100:00:00(Xem: 2722)

NGƯ DÂN BỎ NGHỀ

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại vùng biển miền Trung, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các thế hệ ngư dân xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, từng có hơn 500 năm bám biển, nhưng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều khó khăn như bây giờ. Cả xã có đến 90% gia đình ngư dân cầm cố giấy tờ chủ quyền nhà đất cho ngân hàng. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Xã Đức Trạch có đội tàu gồm 555 chiếc, trong đó hơn một nửa là tàu đánh bắt xa bờ. Đây cũng là xã có sản lượng đánh bắt thuỷ sản trên biển những năm trước không dưới 8,000 tấn và mỗi năm thu hút hàng ngàn lao động "đi bạn" từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá vào. Nhưng năm nay, chủ tịch hội Nông dân xã Đức Trạch Trương Công Hoạt buồn rầu nói: "Nghề cá năm nay mất mùa, từ đầu năm đến chừ mà cả xã chỉ bắt được 2.243 tấn hải sản. Lỗ kinh khủng!"

Giải thích tình trạng này, ngư dân Hồ Văn Quân than: "Không phải biển ít cá, mà ra biển, tàu của nước ngoài to hơn, công nghệ đánh bắt của họ hiệu quả hơn tàu của dân mình nên mình bị thiệt thôi". Hơn nữa, ngoài biển có nhiều va chạm, rượt đuổi nên ngư dân cũng sợ.

Do mất mùa, cả ngàn lao động phải rời xa Đức Trạch, khiến cho làng biển vắng tênh đàn ông trai tráng. Từ chỗ có đội tàu đánh bắt chung trên vịnh Bắc bộ nhiều so với các xã biển của miền Trung, miền Bắc với hơn 140 chiếc, năm nay chỉ còn 117 chiếc.

Nỗi lo mất mùa đánh bắt hải sản ám ảnh, còn một nỗi lo khác cũng thường xuyên không kém, đó là ngư dân không vay được vốn ưu đãi của ngân hàng. "Mặc dù có chủ trương của Nhà nước, nhưng rất khó vay được ưu đãi, do vậy phải cắm sổ đỏ tại các ngân hàng để vay tiền ngân hàng đi biển", ông Hoạt nói.

Ông Hoạt cho biết, các gia đình ngư dân cầm cố sổ nhà đất (sổ đỏ) lên đến 99%, nghĩa là gần 1 ngàn 725 gia đình ngư dân xã Đức Trạch cắm sổ đỏ vay tiền làm nghề biển.

Bạn,

Báo SGTT cho biết, niều người như ngồi trên lửa. Họ than sổ đỏ cắm hết rồi, nhà ở giờ là của ngân hàng, làm ăn thất bát thì ngân hàng xiết nợ... Một ngư dân tên là Lê Long đang tháo dỡ chiếc thuyền của mình nói với phóng viên: "Đánh bắt không đủ chi phí xăng dầu, càng đi càng lỗ, tui phải phá tàu, bán máy móc để trả nợ ngân hàng, còn vỏ tàu thì ai mua được chi bán nấy. Kiếm nghề khác thôi!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.