Hôm nay,  

Ngôi Làng Ờ Cù Lao

26/02/200000:00:00(Xem: 5748)
Bạn,
Huyện Sơn Trà tỉnh Quảng Ngãi là một trong các huyện miền núi nghèo nhất Miền Trung. Huyện có xã Sơn Nham được xếp là xã nghèo nhất tỉnh, xã lại có ngôi làng tên là Xà Riêng có dân số gồm 400 người mà hầu hết là người sắc tộc Hrê. Toàn dân làng sinh sống trong một cù lao giữa núi, đây là ngôi làng duy nhất trong các huyện miền núi của Quảng Ngãi mà người dân đi lại bằng thuyền, cả làng không có lấy một chiếc xe đạp. Khi được hỏi Xà Riêng theo tiếng Hrê có nghĩa là gì, các già làng ở xã Sơn Nham đều lắc đầu và trả lời không biết. Họ chỉ biết rằng đây là làng của người Hrê, nằm lọt thỏm trong lòng hồ Thạch Nham. Cách đây 15 năm, 600 gia đình ở Sơn Nham đã phải dời làng, nhường đất cho công trình thủy nông mang tên Thạch Nham. Từ đó đến nay, cuộc sống của dân làng Xà Riêng và các làng khác ở xã Sơn Nham vô cùng bi đát, gần 90% gia đình trong tình trạng đói nghèo quanh năm.

Hiện toàn xã có 701 gia đình, trong đó chỉ có 74 gia đình người Kinh. Số gia đình nghèo đói là 622. Đó là con số mà viên phó bí thư CSVN xã Sơn Nham cho phóng viên báo Tuổi Trẻ biết khi phóng viên này ghé thăm xã. Theo tính toán thì như thế xã có 79 gia đình không nghèo, không đói, trong đó người Kinh đã chiếm 74 rồi, như vậy có 5 người Hrê không nghèo đói. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã hỏi cả ba cán bộ CSVN xã có mặt tại trụ sở xã lúc đó gồm bí thư, phó bí thư và phó chủ tịch: “Vậy năm người Hrê không nghèo, không đói là những ai vậy.” Viên bí thư nhanh nhẩu trả lời làm phóng viên này chưng hửng: “Thưa với anh là cả năm người đó đều nằm trong ban lãnh đạo xã.” Rồi giọng viên bí thư xã chợt trầm xuống như thể trả lời luôn cho sự ngờ vực của phóng viên về sự không minh bạch của năm vị cán bộ kia: “Nhưng mà sắp bầu cử tới nơi rồi, nếu trúng cử thì mỗi tháng còn được vài trăm ngàn bạc lương đủ mua gạo, còn nếu rớt thì cũng thành nghèo đói luôn.”

Ghi lại cuộc tiếp xúc với các cán bộ CSVN xã Sơn Nham, phóng viên báo Tuổi Trẻ viết: Thì ra 5 hộ người Hrê thoát nghèo kia không phải họ biết cách làm ăn mà họ được xóa nghèo bằng tiền phụ cấp cho cán bộ xã. Ông Vinh, phó bí thư xã nói thêm: Anh thử tính coi, khi nhà nước ngăn dòng sông Trà để làm công trình thủy lợi Thạch Nham, dân Sơn Nham chúng tôi mất 100 ha đất mà toàn đất ven sông. Với đồng bào vùng cao này, mất đất cũng đồng nghĩa với đói. Ông Đinh Minh Trá, phó chủ tịch xã lặng lẽ hút thuốc nhưng chợt sôi nổi khi thấy tôi chỉ ngôi làng bên kia sông và hỏi tôi đến đó: Nhà tôi bên ấy. Tôi ngạc nhiên hỏi: hàng ngày anh vượt sông Trà để đi làm. Ông trả lời: mình có một chiếc ghe riêng. Tôi theo ông Trá về làng. Ông bảo với tôi rằng mọi người đổ xô vào trách cứ đồng bào phá rừng nhưng mấy ai biết nếu không phá rừng thì lấy gì mà ăn. Ruộng lúa thu hẹp dần nên bà con phải lên rẫy trồng mì, mà trồng mì thì phải phá rừng. Đến bây giờ chẳng còn rừng để mà phá nữa. Ông Trá phân trần: Dân chúng tôi có lười biếng đâu, chẳng qua là hoàn cảnh nó bó buộc mình thế. Ông Trá nói thêm: Công trình Thạch Nham không chỉ lấy của Sơn Nham 100 ha đất màu mỡ mà còn lấy của Xà Riêng con đường đi.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trước khi có công trình thủy lợi Thạch Nham, người dân ra khỏi làng mình bằng con đường đất ven sông, giờ thì nước ngập hết. Để về xuôi, dân Xà Riêng đi bằng hai cách, hoặc băng rừng để ra đường lộ hoặc xuôi thuyền xuống đầu mối Thạch Nham. Đó là nói trong mùa khô hạn, còn như những ngày mưa lũ vừa qua cả làng bị vây bọc tứ phía. Những trận cuồng lưu hung hãn như muốn nuốt chửng 400 sinh linh của làng. Xà Riêng đã thành ốc đảo từ lâu! Cả làng chỉ trông chờ vào củ mì để, và thế lại phải đốt rừng chọc tỉa để trồng loại cây lương thực này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.