Hôm nay,  

Nỗi Sợ Dân Vùng Dự Án

12/08/201100:00:00(Xem: 3064)
Nỗi Sợ Dân Vùng Dự Án

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng ngoại thành Đà Nẵng, từ ngày các dự ánđô thị, tái định cư khai triển trên địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, người nông dân phải đối chọi với hệ lụy từ ô nhiễm môi trường và cảnh thất nghiệp khi không còn đất. Khói bụi bao trùm xóm làng suốt ngày vì các xe chở đất đá. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Chưa bao giờ khung cảnh làng quê yên bình ở các thôn Quan Nam 3, Quan Nam 6... (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) lại rơi vào cảnh ô nhiễm như lúc này. Con đường ĐT 601 và tuyến tránh Nam Hải Vân đi qua xã Hòa Liên giờ xe cộ tấp nập cả ngày lẫn đêm. Mới sáng sớm mà hàng trăm xe ben chở đất đá phục vụ đại công trình san lấp thuộc dự án khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú lao như tên bắn trong làn khói bụi. Giờ sáng cũng như tối, làng quê luôn náo loạn cảnh xe ben rượt đuổi nhau cho kịp chuyến, bất chấp đất đá vung vãi khắp đường. Bụi mù trời mù đất, lấp hết cây cối, phủ trắng mái nhà.

Bà Võ Thị Cư, một người dân ở thôn Quan Nam 3, than thở: "Từ ngày họ triển khai dự án chúng tôi như đứng ngồi không yên. Xe ben chạy tứ tán gây ô nhiễm, đến nỗi người lớn không dám cho con cái ra đường. Cảnh bụi bẩn thì không còn gì phải nói. Không biết bao nhiêu lần chúng tôi kéo nhau ra chặn xe vì không thể sống nổi với bụi". Chị Thủy, chủ một nhà hàng trên đường tránh Nam Hải Vân (thuộc thôn Quan Nam 6), than: "Hàng trăm xe ben liên tục về gây náo loạn, khói bụi bao trùm nên chúng tôi buộc phải đóng cửa vì không có khách nào dám vào ăn. Trước đây mỗi tháng vợ chồng tôi thu tiền lời từ nhà hàng này cũng được 20 triệu đồng và tạo được việc làm cho cả chục con em trong làng, còn giờ thất nghiệp hết rồi".
Cư dân Nguyễn Xông, trưởng thôn Quan Nam 3, cho biết: sau khi người dân phản ứng quá dữ dội, phía nhà đầu tư đã hỗ trợ cho hơn 10 gia đình cư dân sống sát mép đường mỗi tháng 500 ngàn đồng/ nhà để khắc phục bụi bẩn. Số tiền ít ỏi này không thấm vào đâu so với sự xáo trộn cuộc sống của họ nhưng người dân cũng đành cắn răng chấp nhận.
Bạn,
Báo Tuổi Trẻ cho biết khi đại dự án khu đô thị Quan Nam - Thủy Tú được triển khai, hàng trăm hecta đất nông nghiệp bị thu hồi kéo theo hàng ngàn gia đình nông dân bao đời nay chỉ biết cày cấy trên mảnh ruộng rơi vào cảnh thất nghiệp. Theo ủy ban xã Hòa Liên, hiện có 12/13 thôn của xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang có dự án khai gồm khu đô thị Quan Nam - Thủy Tú, khu tái định cư Hòa Liên 3, 4... trong đó thôn Quan Nam 5 giải tỏa trắng, các thôn khác bị giải tỏa một phần. Có 1 ngàn 200 gia đìnhbị ảnh hưởng bởi thu hồi đất nông nghiệp. Mất đất sản xuất đồng nghĩa với việc hàng ngàn người dân rơi vào cảnh thất nghiệp bi thương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.