Hôm nay,  

MÙA RUỐC TRẮNG TAY

02/08/201100:00:00(Xem: 3613)

MÙA RUỐC TRẮNG TAY

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại khu vực các tỉnh vùng Bắc của miền Trung, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chưa bao giờ như năm nay, ngư dân đánh lộng ở tỉnh này mất trắng mùa ruốc. Con ruốc vắng bóng thì con cá làm lộng cũng không về, người dân làng biển bãi ngang buồn như cát khô chờ nước. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận hiện trạng này qua bản tin như sau.

Con ruốc thân mảnh nhỏ nhưng là cứu cánh từ ngàn đời nay cho ngư dân vùng biển đánh lộng. Một thời không có bột ngọt, ruốc là gia vị tuyệt vời được ưa chuộng khắp nơi của Việt Nam. Hiện nay, ruốc có mặt trong cả các căn bếp của các nhà hàng, khách sạn lớn.

Từ sau tết Nguyên đán 2011 đến nay, người dân làng biển bãi ngang từ mũi Đèo Ngang (Quảng Trạch) đến chân Hạ Cờ (Lệ Thuỷ) mong đợi một mùa ruốc bội thu như các năm, song họ phải thất vọng khi lưới kéo lên vắng tanh con ruốc. Lão ngư Lê Hồng nói: "Mỗi năm từ tháng giêng đến tháng 7, năm mô cũng bắt cả tấn ruốc mỗi chuyến. Năm nay, tháng mô cũng ra vô vài chuyến, rứa mà tìm mãi cũng chỉ vài yến ruốc. Thất bát mùa màng làm ruốc rồi!"

Làng biển bãi ngang không có luồng lạch lớn, chẳng có thuyền to bám biển xa bờ, chỉ có người dân cần mẫn, tìm kiếm luồng ruốc nhằm duy trì cuộc sống. Nhưng năm nay, ruốc vắng tênh, ngư phủ cần mẫn mấy cũng chẳng được trời thương. Nhìn từng con nước vô biên đuổi nhau vào bờ, ông Trương Thuỷ, ngư dân ở Đồng Hới nói: "Mùa ruốc năm trước, có nhà kiếm được vài trăm triệu đồng. Chừ vài triệu đồng cũng chẳng có".

Theo thống kê chưa chính thức, có khoảng từ 30,000 - 50,000 người dân sống phụ thuộc vào con ruốc bé nhỏ. Ruốc đưa lại tiền triệu không chỉ cho người miệt biển, mà còn là nguồn lợi cho người buôn ruốc lên các chợ vùng ruộng và miền sơn cước. Ruốc được làm mắm ruốc thơm lừng cung cấp khắp hang cùng ngõ hẻm để nấu canh, nêm nếm nồi bún riêu, bún Huế, nó cũng được phơi khô để làm thức ăn trong mùa đông tháng giá. Năm nay, ruốc không về, làm cho nhiều nghề thất bát. Bà Nguyễn Thị Đuốc, ở Hải Thành nói mếu: "Tui làm đuốc (ruốc) có tiếng nhất vùng, năm mô cũng có người ở Hà Nội đặt cả tấn, rứa mà năm ni chẳng có mà làm". Tuy đã 90 tuổi, nhưng bà Đuốc vẫn chưa nghỉ ngơi bởi vì bà có tay nghề cao trong nghề làm ruốc, vậy mà năm nay, bà đành phải ngồi không nhìn chum, vại rỗng tuếch mà lòng buồn rầu đến thúi ruột.

Bạn,

Cũng theo báo SGTT, trên biển, lộng mất mùa thì trên cát, làng nghề dệt lưới bắt ruốc cũng giảm sụt theo. Cá nục giảm, nghề nước mắm cũng giảm. Nghề biển, sớm hôm nắng gió, một nghề thất bát, kéo theo cả mấy nghề khác cùng lao đao. Nhiều ngư dân trào nước mắt khi ruốc năm nay không về.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.