Hôm nay,  

NỖI BẤT AN CỦA NGƯ DÂN

12/07/201100:00:00(Xem: 4106)

NỖI BẤT AN CỦA NGƯ DÂN

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại vùng biển miền Trung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, những ngày vưà qua , tại thương cảng cá Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), hàng chục tàu cá tiếp nhiên liệu để chuẩn bị ra khơi. Bởi với ngư dân, vì mưu sinh nên không thể bỏ biển, nhưng đi rồi lại cảm thấy bấp bênh. Báo SGGP ghi nhận nỗi bất an của ngư dân ở địa phương này qua bản tin như sau.

Phóng viên gặp Trần Hiền, thuyền trưởng tàu cá QNG 66074 TS tại cảng Sa Kỳ đang nạp nhiên liệu để tiếp tục ra khơi. Hiền không giấu sự bất an về những ngày lênh đênh trên biển sắp tới: "Ngư trường năm nay đã bị thu hẹp đáng kể so với trước nên sản lượng đánh bắt giảm thấy rõ. Những chuyến đi trước, tàu thu khoảng 3 tấn cá, nay chỉ còn khoảng 1 tấn. Không những vậy, rủi ro từ thời tiết và các tàu Trung Quốc luôn ẩn hiện, dù đó là vùng biển của nước mình".

Hiền nhìn ra con tàu đang dập dềnh nơi cửa cảng nói rồi tiếp: "Bấp bênh lắm, giá xăng dầu rồi đá cây, muối... liên tục tăng, không có kinh phí ra khơi nên phải vay đầu nậu. Đầu nậu thì luôn khống chế giá bán hải sản ở mức thấp nên gần như chuyến nào cũng lỗ (giá bán từ tàu cá cho đầu nậu 32.000 đồng/kg, trong khi đầu nậu bán ra trên 50.000 đồng/kg). Chuyến gần đây nhất bị tàu Trung Quốc bắt giữ, thu hơn 500kg hải sản, 4 bình lặn, 2 thuyền thúng... thiệt hại trên trăm triệu đồng".

Thuyền trưởng tàu QNg 9647 TS Dương Văn Giàu, 12 năm lênh đênh trên vùng biển Trường Sa lặn bắt hải sâm, trăn trở: "Chuyến đi dài ngày, nhiên liệu không thể tiếp ngay trên biển, còn quay về thì lỗ phí. Nghề ngư phủ bây giờ cứ như con tàu ra khơi mà không mang theo máy định vị. Cũng may giá hải sâm năm nay trên 1,6 triệu đồng/kg, một năm đi 5 chuyến trúng 1 chuyến cũng có lời rồi. Nhưng hải sâm bị bắt miết cũng trốn biệt, nên hiếm mới trúng".

ïKhi nghe phóng viên hỏi cần gì khi ra khơi, Phó Chủ tịch Hội nghề cá xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi Lê Trung Thành cho biết: "Cần nhiều lắm, cần hỗ trợ các loại dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu thương khi gặp tai nạn, cứu hộ khi tàu gặp bão dông, cần sự hiện hiện của hải quân, cảnh sát biển để bọn tui an tâm làm ăn".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, ông Thành cho biết một thực tế nữa khi đánh bắt dài ngày trên biển, ngư dân gặp nhiều cá. Có điều, sức tàu có hạn không đủ chỗ chứa hải sản. Vì vậy nhiều tàu cá phải ngậm ngùi vào bờ. Lúc đó, ngư dân ước có tàu tiếp nhiên liệu, hoặc tàu ra mua trực tiếp hải sản trên biển để tiếp tục ở lại biển đánh bắt, hiệu quả cao hơn nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.