Hôm nay,  

Bản Quyền Nhạc Phẩm

02/12/199900:00:00(Xem: 6298)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, vừa qua, trong chuyến lưu diễn ở Đan Mạch, có hai nhạc sĩ và ca sĩ Việt Nam đầu tiên ký hợp đồng bản quyền âm nhạc với hãng Polygram-Universal Record trong album Asian Seesion và các chương trình biểu diễn của ban nhạc Đan Mạch Niels Lan Doky: đó là nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Dương Thụ và ca sĩ Thanh Lam. Theo đó mỗi tác phẩm sẽ nhận được 12 cent cho mỗi CD bán ra, 50-60 đô cho mỗi lần phát trên đài phát thanh, truyền hình và cho mỗi lần biểu diễn trực tiếp. Thế nhưng Hiệp hội Bản quyền Đan Mạch (KODA) đã từ chối bảo vệ bản quyền cho cả ba, lý do đơn giản là vì Việt Nam chưa tham gia Hiệp định Bản quyền quốc tế. Thông tin này được nhạc sĩ Quốc Trung-chồng của Thanh Lam, phổ biến sau chuyến du diễn tại Đan Mạch mới cùng đây cùng với ban nhạc Niel Lan Doky của nước này. Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên về vấn đề này, nhạc sĩ Quốc Trung đã trình bày như sau.

Khi được hỏi bản quyền có phải là rào cản lớn nhất trên con đường tham gia vào thị trường âm nhạc quốc tế của Việt Nam hay không, nhạc sĩ Quốc Trung giải trình: Hiện tại có lẽ đây là hàng rào cản lớn nhất. Trong tour diễn 17 buổi vừa qua tại Đan Mạch, chúng tôi có bản kê khai những bài gì sẽ được diễn trong chương trình, căn cứ vào đó, nhà tổ chức đóng tiền bản quyền theo quy định. CD bán ra nhà sản xuất phải đóng thuế tác quyền, còn nếu sử dụng trên radio, truyền hình thì radio, truyền hình phải trả tiền, tất cả đều thông qua KODA. Với số lượng đĩa nhạc jazz bán ra thông thường ở bên đó (Niels Lan Doky rất nổi tiếng ở Đan Mạch) nhân với số tiền bản quyền tính theo đầu đĩa như trên sẽ là một số tiền không nhỏ, nhưng hiện tại KODA chưa chấp nhận bảo vệ bản quyền cho các nhạc sĩ Việt Nam và các nước ở ngoài khối EU. Cũng vì chuyện bản quyền mà nhà xuất bản (hãng Poly-Universal Record) không chấp nhận phát hành chương trình Asean Session ở Việt Nam theo con đường chính thức, họ sợ đĩa dởm và không bảo đảm kiểm soát được số lượng cũng như việc trả bản quyền cho tác giả. Đây là một thiệt thòi vô cùng lớn cho chúng ta mặc dầu nhạc Việt Nam được đánh giá là khá hơn nhiều nước Đông Nam Á khác cả trên phương diện sáng tác lẫn biểu diễn.

Trả lời câu hỏi về việc nhà xuất bản Polygram-Universal sản xuất album riêng của Thanh Lam và Thiện thanh của Quốc Trung, nhạc sĩ này cho biết: Qui trình làm việc của họ rất chặt chẽ và cẩn thận vô cùng. Qua trò chuyện họ rất kinh ngạc khi biết ở Việt Nam có ca sĩ ra tới vài album trong một năm, thường ở họ chỉ một album, ngay cả khi nghệ sĩ muốn làm thêm nhà xuất bản cũng từ chối. Sau khi tìm được ca sĩ và phong cách của ca sĩ này, nhà xuất bản cần có thời gian tìm nhạc sĩ viết phù hợp và tìm kiếm thị trường. Không có album nào được ra đời nếu chưa xác định thị trường đó của ai. Album riêng của Thanh Lam và Thiện Thanh của tôi cũng không nằm ngoài quy trình làm việc đó. Sau khi nghe băng demo chúng tôi gửi qua họ cho biết rất thích song phải có kế hoạch nghiên cứu thị trường cụ thể. Thế mới thấy ta liều thật, cứ làm chương trình ào ào tung ra. Họ đi tìm thị trường, tạo ra thị trường, còn chúng ta chạy theo thị trường có sẵn.

Bạn,
Cũng theo lời nhạc sĩ Quốc Trung, các giai đoạn trong tiến trình sản xuất ở Đan Mạch rất chặt chẽ, quyền lợi của nhà sản xuất, của nhạc sĩ, của ca sĩ đều được chia ra trên doanh số bán ra, bởi thế họ có quan hệ mật thiết với nhau. Còn ở Việt Nam thì khác, nhạc sĩ nhận 500 ngàn đồng hay 1 triệu đồng bản quyền một bài hát, ca sĩ nhận cát-sê hát một bài, hát là xong, giữa cái chân kiềng giữa nhà sản xuất-nhạc sĩ-ca sĩ chẳng còn liên quan trách nhiệm gì cả!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.