Hôm nay,  

Teo Tóp Đất Đảo

20/05/201100:00:00(Xem: 5258)
Teo Tóp Đất Đảo

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng biển miền Trung, đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) - quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa hơn 110 năm về trước,đang từng ngày bị sóng biển "ăn mòn", lấn sâu vào xóm làng gây bất an cho hơn 21,000 người dân sinh sống trên đảo. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Chỉ tay về khu đất hoang hóa nằm sát mé biển thuộc Hang Cau, xã An Hải, huyện Lý Sơn, ông Nguyễn Văn Lý - người dân đảo - buồn bã nói: "Hồi trước bà con ở đây trồng hành, trồng tỏi ra tận ngoài ấy nhưng giờ phải nhường lại cho biển, không thể tiếp tục canh tác. Chỉ cần một đợt biển động là sóng biển lại phủ trắng, tiếp tục gây sạt lở nặng".
Tại khu vực Hang Cau có hàng chục hecta đất đã bị nước biển xâm thực, kéo ra biển. Riêng hai năm trở lại đây, đặc biệt là cơn bão số 9 năm 2009, khu vực này đã mất hơn 6ha đất canh tác của người dân trong vùng.Ông Dương Ngọc Thành, ngụ xã An Hải, bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây dựng khu nghỉ mát với tên gọi Hoàng Sa ở ngoài mé biển cũng đứng ngồi chẳng yên với khối tài sản của mình khi biển có thể ập vào cuốn đi bất cứ lúc nào. "Đợt rồi gặp bão, khu nghỉ mát của tui bị sóng đánh nát, hư hỏng gần như toàn bộ nên bây giờ cũng không dám làm lại để tiếp tục kinh doanh vì sợ sóng biển lại phá. Bà con trong vùng ở phía nam đảo Lý Sơn này lo lắng lắm" - ông Thành kể. Tình trạng sạt lở, biển xâm thực đang diễn ra nghiêm trọng ở khu phía tây và phía bắc huyện đảo này.

Ông Nguyễn Đình Trung, phó giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Lý Sơn, cho biết huyện đảo ngày càng bị thu hẹp. Nếu như cách đây 40 năm, huyện Lý Sơn có tổng diện tích khoảng 1 ngàn 400ha thì nay chỉ còn lại vỏn vẹn 997ha. Mỗi năm nước biển lại tiếp tục ăn sâu vào đất đảo trung bình 7-8ha.
"Đất trên đảo bị nước biển lấn là một thực trạng đáng báo động. Con số 997ha đất sẽ không dừng lại ở đó mà tiếp tục bị thu hẹp nếu như không có các giải pháp cấp bách để giữ đảo" - ông Trung nói. Giải pháp được chính quyền địa phương Lý Sơn và người dân đưa ra để bảo vệ đảo là cần đầu tư xây dựng kè chống sạt lở. "Chỉ có xây kè chắn sóng, chống xói lở may ra mới giữ được đất, không để nước biển tiếp tục xâm thực" - lão ngư Bùi Thành nói.
Bạn,
Báo TT cho biết, năm 2008, tỉnh Quảng Ngãi đã phải đầu tư xây dựng tuyến kè chắn sóng đông nam đảo (dự kiến tháng 7-2011 sẽ hoàn thành). Nhờ có tuyến kè này nên diện tích trên đảo ở khu đông và khu nam thoát được tình trạng sạt lở. Trong khi đó, tại khu tây và khu bắc của đảo vẫn chưa được đầu tư xây dựng kè chắn sóng nên biển vẫn tiếp tục xâm thực và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nha Trang, Khánh Hòa... tai họa lớn. Bản tin VOA kể: Ít nhất 13 người chết và 4 người mất tích trong trận lở đất, lũ quét ở tỉnh Khánh Hòa, sáng hôm 18/11, theo hãng tin AP
Nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm môi trường... Bản tin VOV kể về tỉnh Điện Biên: Ngay vào đầu vụ sản xuất, chế biến dong riềng năm nay, nhiều sông suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động này.
Có vẻ như làng taxi Việt Nam khó thở... Báo Lao Động kể về tình hình: Thừa nhận không cạnh tranh được Grab, doanh nghiệp Việt rút lui khỏi Vinataxi. Tracodi đã quyết định thoái toàn bộ vốn tại liên doanh Vinataxi và chính thức rút khỏi ngành taxi.
Trong khi hàng chục ngư dân Việt Nam trong nhà giam than trời, đội tuyển túc cầu Việt Nam đá thắng đội tuyển Malaysia 2-0 trong giải AFF.
Khi các quan chức xây xong biệt phủ, hễ bị kể tội tham nhũng, sẽ xin quy chế tù tại gia... tuyệt vời tiện nghi.
Hưng Yên nổi tiếng với đặc sản nào? Giò bì phố Xuôi, gà Đông Tảo, nhãn lồng, tương Bần… vâng. Bây giờ có thêm đặc sản: thạc sĩ chui.
Dân số Sài Gòn là bao nhiêu? Mõi năm tăng bao nhiêu? Bản tin VOV ghi lời Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP SG, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở của thành phố cho biết, TP SG hiện là địa phương đông dân nhất cả nước, với khoảng 8,7 triệu người.
Hãy hình dung rằng quan chức nói ngọng... và trong khi nói tiếng Anh với quan khách quốc tế, giả sử quan chức biết tiếng Anh chút đỉnh, thế là cứ Yes với “Lo” loạn xà ngầu... Mỹ nghe cũng nhức đầu.
Giáo dục lúc nào cũng có chuyện nhức nhối... Có nên đổi tên cấp tiểu học thành cấp 1, và vân vân.,.. hay không?
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn tới đâu? Coi bộ sẽ kéo dài nhiều năm cũng chưa xong,,,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.