Hôm nay,  

Bãi Rác Trên Quốc Lộ

03/05/201100:00:00(Xem: 5016)

Bãi Rác Trên Quốc Lộ

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đi dọc tuyến quốc lộ 28 nối tỉnh này Đồng với tỉnh Bình Thuận, ngang qua đoạn nằm trên địa bàn xã Gung Ré của huyện Di Linh (Lâm Đồng), ai cũng cảm thấy mùi hôi thối bốc lên từ một bãi rác khổng lồ nằm ngay sát bên đường.Điều đáng nói, bãi rác Gung Ré gây ô nhiễm môi trường đã nhiều năm nay, nhưng nhà chức trách địa phương cho đến lúc này vẫn đang loay hoay "tìm biện pháp tháo gỡ". Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Theo một chuyên viên của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Di Linh, trước khi được đưa vào sử dụng, bãi rác Gung Ré đã được hình thành với diện tích hàng ngàn mét vuông ngay trên tuyến quốc lộ 28. Đến năm 2003, khi chính thức được ủy ban huyện Di Linh chấp thuận thì bãi rác Cầu Bốn (tên thường gọi của bãi rác) thực sự là mối nguy cơ về môi trường tại đây.

Theo văn bản thì bãi rác Cầu Bốn có diện tích chỉ 7,000m2 nhưng thực tế, bãi rác này đã được "mở rộng" lên trên 10,000m2, lấn vào cả cánh rừng thông kế bên bãi rác. Từ khi bãi rác Cầu Bốn được "quy hoạch" thì hầu như toàn bộ rác thải rắn trên địa bàn huyện Di Linh đều được đổ dồn về đây và nghiễm nhiên nó trở thành bãi rác chính của cả huyện. Và, do quy trình " xử lý" (chôn lấp, sử dụng hóa chất...) chưa đúng "chuẩn", nên mức độ ô nhiễm của bãi rác Cầu Bốn ngày càng nghiêm trọng hơn. Một số người dân sống quanh khu vực cho biết, hằng ngày, các xe rác của đơn vị thu gom rác thải của huyện Di Linh chỉ biết chở mọi thứ rác thải của huyện đổ bừa vào đây, chứ họ, cơ quan chức năng, không mấy quan tâm đến quy trình xử lý.

Không có con số thống kê chính xác bằng văn bản là mỗi ngày có bao nhiêu rác được mang vào đổ tại bãi rác Cầu Bốn, nhưng theo tiết lộ của một cán bộ có trách nhiệm của huyện Di Linh thì con số này không thấp hơn 20m3. Trong nhiều năm qua, bãi rác Cầu Bốn không những tràn ra đường, làm chết nhiều cây thông, bốc mùi ngày càng "nặng"... mà còn làm cho nguồn nước đầu nguồn ở đây bị ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến một cảnh quan du lịch ở gần đó (thác Li Liang).

Bạn,

Báo Lao Động cho biết, theo biểu số liệu báo cáo, hiện mỗi ngày, trên địa bàn các đô thị trong tỉnh Lâm Đồng (chỉ tính khu vực trung tâm), lượng rác thải cần phải thu gom lên đến 250 tấn. Kế hoạch của tỉnh cũng đã đưa ra là đến cuối năm 2012 sẽ hình thành và đưa vào sử dụng 2 nhà máy xử lý chất thải rắn tại hai địa phương trong tỉnh là Đức Trọng và Di Linh, với tổng công suất khoảng 450 tấn/ngày. Trước "kế hoạch dài hơi" của tỉnh, người dân huyện Di Linh chỉ mong rằng việc ô nhiễm môi trường do bãi rác lớn nhất huyện Di Linh , bãi rác Cầu Bốn , sẽ chấm dứt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.