Hôm nay,  

Mùa Khô Hạn Ở MiỀn Tây

12/03/201100:00:00(Xem: 4981)

Mùa Khô Hạn Ở MiỀn Tây

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, mùa khô mới bắt đầu nhưng nạn hạn hán và xâm nhập mặn đã bắt đầu lấn sâu vào nội đồng các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình xâm nhập mặn sẽ sâu hơn và độ mặn cao hơn vào những ngày cuối tháng. Trong khi đó, ở vùng bán đảo Cà Mau đất trồng lúa và nuôi tôm đều "khát nước". Báo SGGP ghi nhận toàn cảnh về mùa khô hạn tại miền Tây qua bản tin như sau.

Những cơn mưa trái mùa cuối tuần qua không làm dịu cái nắng chan chát ở miền Tây. Nhiều vùng thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... một số tuyến kinh bị bồi lắng, cạn kiệt đến nỗi người dân có thể đi bộ qua đáy kinh mà không ướt chân! Chuyện khô hạn, thiếu nước tưới là lẽ thường. Nhưng trớ trêu và chồng chéo ở một số vùng, người dân trồng lúa và nuôi tôm đều "khát nước" vì tranh chấp giữa đôi dòng mặn ngọt. Người trồng lúa dẫn nước ngọt sâu vào kinh Quản Lộ Phụng Hiệp thì người nuôi tôm cần nước mặn "méo mặt"! Câu chuyện người dân vùng bán đảo Cà Mau "giận nhau" vì người lấy nước mặn "hại" người trồng lúa và ngược lại đã xảy ra từ năm ngoái đang lặp lại trong mùa khô năm nay.

Sau nhiều năm mực nước lũ xuống thấp và năm rồi miền Tây gần như không có lũ, dự báo mùa khô hạn, mặn năm nay sẽ nghiêm trọng hơn! Khi mực nước sông Mê Kông xuống thấp, "lũ ngọt" nhỏ sẽ tạo điều kiện cho "lũ mặn" tràn sâu vào nội đồng.

Hậu Giang là một điển hình của tình hình xâm nhập mặn tại miền Tây. Năm ngoái, lần đầu tiên nước mặn quay lại (sau hàng chục năm đã được ngọt hóa) và tràn vào hệ thống kinh xáng Xà No, làm tê liệt nhà máy nước, khiến cư dân đô thị Vị Thanh phải "chơi sang đột xuất": xài các loại nước suối. Hậu Giang đã khẩn cấp xây dựng ngay đường ống dẫn nước ngọt từ huyện Châu Thành A (cách Vị Thanh 14km) về để nhà máy nước xử lý, cung cấp cho người dân Vị Thanh. Hiện nay, nước mặn đã "liếm" vào một số vùng sản xuất lúa của Hậu Giang. Năm ngoái, tỉnh này có 12 ngàn hécta lúa bị ảnh hưởng mặn, năm nay dự báo sẽ tăng lên 20 ngàn hécta.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết: Theo dự báo, năm 2011 nước mặn có nguy cơ lấn sâu vào các huyện Long Mỹ, Vị Thủy và tất cả các xã, phường của thành phố Vị Thanh, với độ mặn diễn biến ở mức từ 2-110. Theo quy định của quốc tế và Việt Nam, độ mặn từ 1.5-3.50 đã ảnh hưởng đến lúa, cây ăn trái, hoa màu, vùng nuôi thủy sản. Nếu trên 3.50,chỉ có những loại vật nuôi, cây trồng ở vùng mặn mới có khả năng thích ứng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.