Hôm nay,  

CÔNG NHÂN BỎ NGHỀ

09/03/201100:00:00(Xem: 4644)

CÔNG NHÂN BỎ NGHỀ

Bạn,

Theo báo SGGP, từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn,các doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp dệt may, da giày - lại phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Nguyên nhân chính và vì mức lương thấp trong khi giá cả nhiều mặt hành tăng cao, công nhân không đủ sống, phải bỏ nghề tìm công việc khác để mưu sinh. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau. 

Tước hết phải nói đến thu nhập. Nếu như cách đây 5 năm, với mức lương khoảng 1.5 - 2 triệu đồng/tháng, công nhân có thể sống đủ hoặc có chút tích lũy. Còn bây giờ, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng, nhà trọ và các sinh hoạt phí khác đều tăng gấp 2-3 lần thậm chí hơn, trong khi thu nhập của công nhân chỉ tăng khoảng 1/3 so với thời điểm đó nên công nhân phải đối mặt nhiều áp lực. Đó là chưa kể đến việc tăng ca thường xuyên.

Phải thừa nhận rằng,đằng sau những con số tăng trưởng có được,TPSG chưa có một khảo sát, đánh giá khoa học toàn diện nào về bức tranh đời sống, việc làm của hàng trăm ngàn lao động. Các chuyên viên cũng chưa đánh giá được một cách cụ thể rằng thị trường lao động TPSG đang thiếu hụt thật hay ảo, trong khi hàng tháng phải chi trả trợ cấp cho khoảng 6 ngàn lao động thất nghiệp. Đây đúng là nghịch lý, doanh nghiệp thiếu lao động, còn ngân sách lại phải dành hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Trên thực tế người lao động đang bị chủ sử dụng lao động vắt kiệt sức lao động mà quên đi trách nhiệm xã hội phải chăm lo quỹ đất xây nhà ở, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trẻ, trường học cho con em họ; phải bảo đảm mức lương để họ đủ sống... Thực tế, sau 10 năm bám trụ tại TPSG nhiều công nhân đã phải dắt díu nhau về quê với hành trang chẳng có gì khá hơn, nghề trong tay cũng chẳng có.

Rõ ràng thị trường lao động đã tương tác theo hướng sát với thực tế, cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn và người tìm việc cũng dễ từ bỏ chỗ làm việc cũ không hấp dẫn để tìm đến nơi có điều kiện, thu nhập tốt hơn. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến biến động thiếu hụt lao động phổ thông đang diễn ra ở TPSG nói riêng và các vùng kinh tế trọng điểm khác nói chung.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, mặc dù, đến nay các doanh nghiệp cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tăng lương, thêm "chế độ đãi ngộ" cho người lao động nhưng đó cũng chỉ là biện pháp nhất thời, chưa đủ động lực để người lao động gắn bó lâu dài. Báo SGGP phân tích rằng lối thoát cho tình trạng này rõ ràng là doanh nghiệp phải tìm đến những giải pháp mang tính lâu dài, tương ứng với việc tạo lập và thực hiện các "chính sách, đãi ngộ xứng đáng" mới mong giữ chân người lao động làm việc lâu dài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.