Hôm nay,  

Kiệt Quệ Nguồn Sống

26/02/201100:00:00(Xem: 5476)
Kiệt Quệ Nguồn Sống

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, những năm qua, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã chịu tổn thất nghiêm trọng bởi hàng chục công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông. Theo biểu số liệu của Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, hiện toàn lưu vực sông Mê Kông có tới 6 ngàn công trình lớn nhỏ gồm hồ chứa nước, công trình thủy lợi..., gây nhiều tác động xấu, làm kiệt quệ nguồn sống của người dân miền Tây. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này qua bản tin như sau.
Thống kê sơ bộ cho thấy hằng năm, các đập thủy điện trên sông Mê Kông giữ lại khoảng 150 tỉ m3 nước. Điều này không chỉ gây ra nạn thiếu nước ảo cho phía hạ nguồn vào mùa lũ mà còn đẩy vùng hạ lưu sông Mê Kông vào tình thế nguy hiểm và tình trạng khan hiếm nước trong mùa kiệt, không đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.
Theo báo cáo của nhóm chuyên gia đánh giá môi trường chiến lược thuộc Ủy hội Sông Mê Kông (MRC), tổng lợi nhuận 12 nhà máy thủy điện dự kiến xây trên dòng chính sông Mê Kông (trong đó có Xayaburi) mang lại cho các quốc gia thuộc lưu vực con sông này vào khoảng 3.3 - 3.7 tỉ Mỹ kim/năm nhưng lợi ích mà Việt Nam được hưởng là rất nhỏ so với những mất mát phải gánh chịu, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị thiệt hại nặng nề. Cụ thể, tổng lượng phù sa của sông Mê Kông (khoảng 165 triệu tấn/năm) sẽ bị giữ lại 50% do các hồ của Trung Quốc và 25% do các đập thủy điện hạ lưu, làm giảm độ phì nhiêu và dinh dưỡng của khoảng 2.3 - 2.8 triệu hécta đất nông nghiệp (chủ yếu của Cam Bốt và Việt Nam).

Lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vào khoảng 26 triệu tấn/năm sẽ giảm còn 7 triệu tấn/năm. Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất từ 220 ngàn - 440 ngàn tấn cá trắng di cư mỗi năm, tương đương 0.5 - 1 tỉ Mỹ kim. Chỉ riêng tổn thất này đã lớn hơn lợi ích do thủy điện mang lại. Mặt khác, quy trình dòng chảy thay đổi làm giảm lượng cá biển, sẽ đẩy giá thức ăn công nghiệp tăng cao (vì thức ăn công nghiệp dựa vào cám và bột cá biển). Điều này làm thủy sản nuôi cũng khó đứng vững và hàng loạt tác động khác như đất đai bị chai, nước ngọt bị xâm nhập mặn, nông dân ly hương...
Bạn,
Báo NLĐ cho biết,theo quy luật, mỗi năm có một mùa nước lũ đổ về từ thượng nguồn sông Mê Kông, người dân miền Tây quen gọi là mùa nước nổi. Mùa nước nổi ở miền Tây thường bắt đầu từ đầu tháng 7 đến hết tháng 10 hằng năm. Trước đây, lũ đi kèm sự tàn phá, là nỗi lo đối với người dân, nhưng bằng sự năng động, người dân miền Tây đã sống chung với lũ và khai thác tốt lợi thế từ lũ để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Nhưng khi người dân miền Tây bắt đầu sống chung được với lũ lớn thì lũ lại không về hoặc về rất ít, người dân vùng rốn lũ lại lao đao vì tình trạng lũ bất thường khiến tôm cá chẳng còn bao nhiêu, kéo theo hàng triệu dân nghèo lâm vào khốn khó, nợ nần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.