Hôm nay,  

Bỏ Học Vào Nam Kiếm Sống

25/02/201100:00:00(Xem: 4954)
Bỏ Học Vào Nam Kiếm Sống

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, từ hạ tuần tháng 2 vưà qua, sau rằm Tháng Giêng âm lịch, nhiều vùng quê nghèo ven phá Tam Giang- Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đâu đâu cũng chứng kiến cảnh nước mắt ly hương. Đó là những giọt nước mắt của những người làm cha, làm mẹ khóc tiễn những đứa con đang tuổi đến trường vào Nam để bắt đầu cuộc mưu sinh đầy gian khó. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiện trạng này qua bản tin như sau.
Sáng sớm ngày 18/2 vưà qua, trên những nẻo đường của thị trấn ven biển Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế có khá đông người tay xách nách mang tới bến xe đi vào Nam. Để không cho thầy giáo, bạn bè nhìn thấy, cô bé Phạm Thị Thanh Thúy, trú thôn An Hải, thị trấn Thuận An, học lớp 8 Trường trung học cơ sở Thuận An, chọn cho mình chỗ ngồi đón xe ở góc khuất của một siêu thị. Mẹ Thúy, bà Nguyễn Thị Bê, ngồi bên con mà nước mắt lưng tròng. "Nó học hành được lắm nhưng gia đình nghèo khó nên đành nghỉ học vô Nam làm ăn". Thúy là con thứ 3, hai người chị đầu đã vào Nam, chỉ còn lại đứa út ở nhà học hành. Nay vào TPSG, ngoài được bao ăn, ở Thúy được trả 7 triệu đồng/năm với nghề may. Số tiền đó, theo bà Bê, có thể đủ để gia đình bà trang trải nợ nần và có một chút vốn làm ăn.

Đi trong nhóm bạn của Thúy còn có cô bé Nguyễn Thị Như (14 tuổi), cùng trú thôn An Hải. Lần đầu xa quê, cô bé đang tuổi học trò này không giấu nổi vẻ hồi hộp: "Cũng biết vào đó làm vất vả lắm nhưng con còn hai đứa em, mong kiếm được ít tiền để giúp mẹ nuôi em". Quá trưa, chiếc xe khách 50 chỗ từ từ vào bến. Thúy bước lên xe, bà Bê nước mắt chảy trào. Thúy cũng chẳng thể nào cầm được nước mắt. "Mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe, cuối năm con sẽ về"- Thúy chỉ kịp nói vội qua ô cửa khi chiếc xe dần lăn bánh. Bà Bê lo lắng: "Từ trước đến nay có bao giờ nó xa nhà một ngày nào đâu. Không biết vào xứ người có tự chăm sóc được không nữa".
Ngày 17/2, gia đình em Trần Ngọc Tiến (học sinh lớp 9 Trường Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) làm bữa cơm gia đình để tiễn Tiến vào TPSG theo người anh họ làm thợ may. Bữa cơm thật tươm tất nhưng không khí chẳng thể nào vui khi những khuôn mặt người thân ai cũng rớm lệ. Từ đây, cuộc đời học trò chắc sẽ không còn với Tiến, mở ra trước mắt Tiến là muôn vàn vất vả của cuộc mưu sinh. Nhìn con ngồi xếp sách vở, bà Nguyễn Thị Bé chẳng thể nào cầm được nước mắt: "Nó hiền lắm, học cũng được nhưng gia đình không có điều kiện nên đành cho con nghỉ học. Đã 17 tuổi rồi mà có khi nào nó đi ra khỏi cái làng này đâu, không biết vào trong đó, nó ra sao"".
Bạn,
Báo Người Lao Động cho biết, cha mẹ Tiến làm nghề đánh cá trên phá Tam Giang - Cầu Hai, cuộc sống ngư dân vất vả nhưng không đủ ăn. Vậy nên gia đình quyết định cho Tiến nghỉ học vào Nam làm ăn, mong sao có ít tiền gửi về cho 3 đứa em đi học.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.