Hôm nay,  

Đi Chợ ‘Đánh Nhau’ Cầu May

12/02/201100:00:00(Xem: 5092)
Đi Chợ ‘Đánh Nhau’ Cầu May
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, hàng năm cứ vào mồng 6 Tết, tại khu vực Bắc của miền Trung, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hàng ngàn người dân huyện Đông Sơn, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa và du khách thập phương đã đổ về làng Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) để tham dự phiên chợ Chuộng - phiên chợ duy nhất trong năm.Điều hết sức đặc biệt là ngoài việc đến chợ để "mua may, bán rủi", người ta còn đánh nhau như là một cách để... cầu may. Báo điện tử VnExpress ghi nhận về phiên chợ này trong mùa Xuân năm nay qua bản tin như sau.
Cứ đến chợ là bị đánh, nhẹ thì bị ném cà chua, táo xanh, trứng thối, nặng thì sứt đầu mẻ trán, nhưng người dân lại quan niệm rằng đi chợ Chuộng đánh nhau mới gặp may mắn.
Chợ Chuộng chỉ họp một lần trong năm, vào mùng 6 Tết tại bãi bồi ven sông Hoàng, thuộc xã Đông Hoàng (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Đây là phiên chợ "bán điều rủi, mua điều may" nên bất kể trời nắng mưa hay giá rét, hàng nghìn người vẫn ùn ùn kéo về tham dự từ sáng sớm.
Nói về chợ Chuộng, người xưa còn lưu truyền câu ca "Chết bỏ con, bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng". Trước phiên chợ một ngày, người dân trong làng đã góp tre làm một cây cầu nối hai bờ sông để người dân qua lại cho thuận tiện. Hết mùng 6 Tết, cây cầu sẽ được dỡ bỏ.

Không chỉ người già, trung niên mà thanh niên cũng háo hức đến chợ Chuộng để cầu may nên có gia đình đã bắc thuyền và ván làm đường qua lại, ai qua "cầu" sẽ phải trả phí.
Thanh niên cầm cà chua chín đỏ để ném vào bất kỳ ai dù là người già hay trẻ. Thậm chí, ném người vừa bán cho mình mà không hề bị phản ứng bởi cà chua tượng trưng cho sự may mắn. Bị ném cà chua là năm đó sẽ có nhiều niềm vuiMỗi túi cà chua được mua với giá từ 3 ngàn đến 5 ngànđồng, nhóm thanh niên chia nhau để ném.
Ai đến chợ cũng bị ném cà chua, họ không những không bực mình mà còn cười vui vẻ và chạy tán loạn. Có khi thanh niên làng này tập hợp cùng ném cà chua về thanh niên làng khác. Sau mỗi lần bị "tấn công", có cô gái bẩn từ đầu đến chân, nhưng vẫn cười vui vẻ.
Nhưng cũng có người bị đánh đến ngất xỉu hoặc máu me đầy người. Vì thế chợ Chuộng được gọi bằng một tên khác là chợ "Choảng".
Bạn,
Cũng theo báo VnExpress, tại phiên chợ "Choảng", lực lượng an ninh xã Đông Hoàng cùng các xã lân cận phải trực chiến từ sáng sớm đến khi chợ tan đề phòng tai họa xảy ra.
Bên cạnh chợ đánh nhau, người dân vẫn mua bán những mặt hàng phục vụ sinh hoạt như phiên chợ bình thường với mong ước mua được nhiều may mắn trong năm mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.