Hôm nay,  

Nỗi Lo Đường Thủy

21/01/201100:00:00(Xem: 3875)
Nỗi Lo Đường Thủy

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trong năm 2000 vưà qua, trong hệ thống giao thông đường sông tuy không có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào xảy ra ở bến khách ngang sông, tuy nhiên các cơ quan chức năng vẫn báo động về những nỗi lo trước thực trạng giao thông đường thủy nội địa hiện nay. Báo SGGP ghi nhận về tình trạng giao thông tại VN qua bản tin như sau.
Đã từng có những vụ tai nạn giao thông đường thủy thương tâm xảy ra ở các bến khách ngang sông mà nỗi ám ảnh của nó nhiều năm sau cũng chưa thể phai nhạt. Những vụ tai nạn thảm khốc đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cả của cộng đồng. Cách đây 1 năm, bến đò Trung Hiếu Thượng, Trung Hiếu Hạ (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là một điểm nóng về an toàn giao thông đường thủy. Bến chỉ có hai con đò làm bằng xi măng cũ nát, không đăng kiểm, lái đò không có chứng chỉ chuyên môn... và thường xuyên chở quá tải.

Theo khảo sát của Cục Đường thủy nội địa, hiện cả VN có khoảng 3 ngàn 700 bến, trong đó chỉ có 52% bến có giấy phép hoạt động. Tổng số phương tiện thủy đang hoạt động là 6 ngàn 329, trong đó tỷ lệ đăng bạ hoạt động chỉ đạt 57%, số người điểu khiển phương tiện là 5.843 người nhưng tỷ lệ có chứng chỉ chuyên môn cũng chỉ đạt 57%. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN Trần Văn Cừu cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do phương thức tổ chức hoạt động của bến khách ngang sông hiện phổ biến là giao thầu, đấu thầu, thời gian khai thác từ 1 đến 2 năm. Do vậy, các chủ bến, chủ đò không yên tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng và không đi học lấy bằng. Bên cạnh đó, việc đôn đốc, kiểm tra của nhà chức trách chưa sâu sát, mặc dù quyết định số 32 của chính phủ đã quy định trách nhiệm, song tình trạng khoán trắng cho chủ bến vẫn còn phổ biến...
Một vấn đề nóng bỏng đối với an toàn giao thông đường thủy ở khu vực phía Nam là tỷ lệ đăng kiểm đò dọc quá thấp, chỉ đạt 27%.
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời một viên chức tên là Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Đăng kiểm tàu sông (Cục Đăng kiểm Việt Nam), cho biết, nguyên nhân là do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa của người dân còn thấp, khả năng tài chính có hạn, nhà chức trách địa phương và cơ quan kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến đường thủy chưa thực sự quyết liệt trong xử vi phạm. Với thực trạng này, nỗi lo mất an toàn giao thông đường thủy trong dịp cao điểm cuối năm, đặc biệt là trong dịp Tết Tân Mão ở nhiều địa phương vẫn trong tình trạng báo động.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.