Hôm nay,  

Sống Với Đèn Dầu

07/01/201100:00:00(Xem: 4280)

Sống Với Đèn Dầu

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây nguyên, gần 20 năm qua,  có hơn 100 gia đình ở thôn Tân Bình, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) phải sống cảnh đèn dầu vì không có điện, dù thôn của họ nằm sát quốc lộ 14C và chỉ cách trung tâm huyện Ngọc Hồi khoảng 10km. Báo SGGP ghi nhận về  cuộc sống khốn khổ của cư dân làng này qua bản tin như sau.
Năm 1992, khoảng 100 gia đình người  sắc tộcThái, Mường, Nùng... ở xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) vào định cư tại vùng kinh tế mới của xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum). Sau gần 20 năm lập nghiệp trên quê hương mới, các  gia đình dân này vẫn phải sống cảnh "đèn dầu - bếp củi". Ông Đinh Văn Tiên, ở thôn Tân Bình, năm nay bước sang tuổi 81, cho biết: "Năm 1992, gia đình tôi rời quê vào vùng đất mới này. Thời gian đầu, chúng tôi được bố trí vào khu tái định cư làng Hòa Bình (ngay trung tâm xã Đăk Kan hiện nay), đến năm 1998, được tách ra thành thôn Tân Bình hiện nay. Gần cuối đời rồi mà tôi vẫn chưa được sống một ngày có điện". Còn cháu A Đinh Quyền, học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đăk Kan) kể: "Hàng đêm cháu phải thắp đèn dầu học bài nên rất khó khăn cho việc tiếp thu bài vở. Nhìn sang các làng khác, thấy đèn điện sáng choang mà thèm...".


Không có điện thắp sáng, mọi vật dụng bình thường của cuộc sống ngày nay như ti vi, nồi cơm điện, tủ lạnh... trở thành xa lạ với người dân thôn Tân Bình. Cả thôn chỉ có duy nhất gia đình thôn phó Đinh Văn Thân có điện vì sử dụng mô tơ điện (thủy điện nhỏ) kéo từ dưới suối. Vào mỗi buổi tối, hàng chục người dân trong thôn tụ tập tại nhà ông Thân xem ti vi. Tuy nhiên, nguồn điện thắp sáng phụ thuộc vào nguồn nước suối nên lúc có lúc không, nước suối cạn là điện tắt, mưa lớn đột ngột thì mô tơ bị cuốn trôi. Không có điện, những người sử dụng điện thoại di động phải "thủ" sẵn 2 cục pin. Một cục nạp vào điện thoại, còn cục kia sạc điện nhờ ở... làng khác. Có ia đình sử dụng bình điện ắc quy xe máy để thắp sáng ăn cơm tối mỗi khi khách đến thăm nhà. Khoảng tầm 20 giờ tối, cả làng vắng tanh vì mọi nhà đều tắt đèn đi ngủ! Anh Vũ Gia Cải, một người dân trong thôn thổ lộ: "Gia đình tôi nuôi gần 30 con heo, việc vệ sinh chuồng trại khá mệt. Hơn nữa, tôi còn trồng hơn 1ha cà phê, mỗi năm phải thuê máy nổ tưới 3 lần, chi phí gần 7 triệu đồng. Giá như có điện thì đỡ khổ hơn!".
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, năm 2009, người dân thôn Tân Bình rất vui mừng khi thấy các công nhân điện dựng cột, tập  trung thiết bị. Một số gia đình đã tức tốc đi mua ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, dây điện, bóng đèn... để đón "ánh sáng". Nhưng niềm mong mỏi vụt tắt khi những cây cột điện dựng xong rồi để đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.