Hôm nay,  

Cây Cổ Thụ ‘vượt Biên’

05/01/201100:00:00(Xem: 5518)

Cây Cổ Thụ ‘Vượt Biên’

Bạn,
Theo báo Nông Nghiệp VN, vào  thời  gian  cuối năm, hàng loạt cây cổ thụ dưới giấy tờ cây cảnh ồ ạt xuất cảng sang  Trung Quốc theo đường mậu dịch biên giới. Tại miền Bắc VN,  biên giới tỉnh Lạng Sơn là điểm trung chuyển lớn nhất của  các thương vụ buôn bán cây cảnh cổ thụ sang  Hoa Lục. Từ đây "hàng" được tập  trung  rồi theo đường  mậu dịch tuồn đi rất ồ ạt. Báo Nông Nghiệp VN ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Thôn Cò Luồng, xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, một trong những điểm giáp ranh với Trung Quốc là thủ phủ buôn lậu vào loại bậc nhất ở  tỉnh này. Thời gian qua địa bàn này càng tăng sức nóng khi trở thành điểm trung chuyển của một mặt hàng đang lên cơn sốt chóng mặt là cây cảnh cổ thụ. Đoạn đường từ  biên khẩu Hữu Nghị vào Cò Luồng chỉ dài có tầm 10 km nhưng Th, tay lái xe ôm nhất mực đòi tiền gấp đôi đi những nơi khác vì: "Vào đó đường thì bị cày nát bấn, lại hết sức nguy hiểm vì toàn tập trung đầu gấu". Y cũng đinh ninh rằng, muốn biết cây cổ thụ đi Trung Quốc như thế nào thì nhất định phải vào cột mốc số 23, nơi từ lâu đã trở thành bãi tập kết hàng trước khi theo đường mậu dịch biên giới sang Trung Quốc. Quả đúng là con đường liên xã Bảo Lâm đã bị cày nát lởm chởm, liên tục là ổ voi, ổ trâu lầy lội do không tải nổi hàng trăm chiếc container mỗi ngày. Tìm hiểu phóng viên được biết, đây là đường cấm nên để "có cửa" vào mỗi chủ xe chở cây cảnh cổ thụ phải đóng "lộ phí" một triệu đồng mỗi chuyến cho đoạn đường chỉ dài có hơn chục cây số.


Đúng là bãi đất ở cột mốc số 23 là điểm trung chuyển cây cảnh cổ thụ thật. Khi  phóng viên có mặt ở đây, hai chiếc xe tải loại lớn chở cây cảnh cổ thụ đang nằm chờ trả hàng. Một nhóm làm thuê hì hục bóc bạt để lộ những cây cổ thụ sừng sững nhựa còn rỉ chảy. Một ông lão bán rượu ở quán cóc gần cột mốc này khẳng định hôm nay là ngày ít xe tải chở cây cổ thụ nhất khi mới chỉ có hai chuyến đến nhập hàng. Còn những hôm cao điểm, hàng chục chuyến nối đuôi nhau ùn ùn chạy vào khiến đội quân bóc bạt làm hết công suất vẫn không xuể. Nhiều nhất là gỗ nhội, lộc vừng, và hiện tại đang là cơn sốt cây săng lẻ từ Nghệ An ra. Toàn những cây lớn được "bứng nguyên gốc", chặt tỉa hết cành.
Bạn,
Cũng theo báo NNVN, tỉnh Nghệ An cũng là một trong những tỉnh có nguồn cây cảnh cổ thụ xuất qua Trung Quốc nhiều nhất vì có thời  gian hàng chục chiếc xe  ra tận đây nhập hàng. Tiếp đó là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... cho đến tận các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam. Các xe chở cây cảnh cổ thụ trùm bạt phủ kín mít, đến điểm giao hàng mới thuê người tháo bạt ra. Thành thử, ở thôn Cò Luồng thời gian này hình thành đội quân bóc bạt không bao giờ hết việc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.