Hôm nay,  

Thú Chơi Phá Rừng

01/01/201100:00:00(Xem: 4537)

Thú Chơi Phá Rừng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, những ngày này, khi Tết Tân Mão đang đến gần, ở nhiều địa phương của tỉnh Gia Lai, tình trạng đào bới gốc cây quý như bằng lăng, bồ đề, lộc vừng, sung, sanh... để chơi tết đang gia tăng. Việc săn lùng gỗ quý ở miệt cao nguyên đã trở thành cao trào, gây nhiều tác hại như ghi nhận của báo SGGP qua bản tin như sau.
Trên các trục đường Lê Lợi, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Trần Hưng Đạo... ở phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), những ngày cuối năm xuất hiện nhiều xe máy bán cây cảnh lưu động và nhiều điểm bán cây xanh được mở ra. Trong số cây cảnh này, có nhiều gốc cây to như lộc vừng, sanh, si, thiên tuế, bồ đề... vừa được đào bới từ rừng về, còn xanh nguyên.
Ghé vào một điểm bán cây cảnh trên đường CM Tháng Tám, phóng viên thấy như một rừng cây thu nhỏ. Chỉ tay vào một gốc cây lộc vừng khá to, đẹp mắt, mới được giâm vào chậu tròn cao cả mét, ông chủ vườn ra giá bán 15 triệu đồng. Phóng viên kêu đắt, vì cây như vậy giữa năm chỉ gần 10 triệu đồng. "Bữa trước đúng vậy, cây này bán chỉ 7-8 triệu đồng, nhưng năm hết tết đến rồi, nguồn hàng ngày càng khan hiếm. Bây giờ 15 triệu đồng, nhưng đến giáp tết phải lên 20 triệu đồng. Nhiều tay chơi kiểng bây giờ không thích những cây kiểng uốn éo, thay vào đó, chỉ cần những gốc cây rừng. Gốc càng to, càng xù xì, nhiều cành thấp... giá càng cao. Cách đây 1 tuần, tôi bán được một cây lộc vừng với giá 17 triệu đồng", thẳng thừng trả lời, ông chủ vườn cây rít điếu thuốc hả hê.


Có dịp đi về các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Kông Chro, Chư Pưh và tận mắt chứng kiến những vạt rừng nham nhở, những hố sâu hoắm trong các khu rừng mới cảm nhận được sức tàn phá khủng khiếp của việc đào bới, săn lùng cây cảnh. Từ trung tâm xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh),đi sâu vào khoảng 15km, có thể tìm thấy các loại cây rừng có thế và dáng đẹp. Khoảng hơn một tháng nay, nhiều người dân xã Ia Blứ tỏ ra bức xúc vì xuất hiện một số lâm tặc đến con suối gần thác nước trên địa bàn xã cưa hạ cây về làm cảnh. Trước đây, bao quanh thác nước cây cối um tùm. Nhiều cây si mọc trên thác với hình dáng uốn lượn rất đẹp nhưng nay chỉ còn bãi đá trơ trọi. Ngay cả cây cổ thụ hơn 100 năm tuổi nằm dưới thác cũng bị đốn hạ.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, tại vùng biên giới của tỉnh Gia Lai,  việc "săn" cây cảnh cổ thụ mang lại thu nhập rất cao cho một số người có sức khỏe, có phương tiện. Thấy kiếm tiền dễ mà không bị cơ quan nào kiểm tra, ngăn chặn, nhiều người cứ thản nhiên vào rừng tìm những gốc cổ thụ nhiều năm tuổi đào đem bán.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.