Hôm nay,  

Sống Cùng Bụi Đá

31/12/201000:00:00(Xem: 5029)

Sống Cùng Bụi Đá

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hàng  trăm  gia đình cư  dân ở xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, đang lâm vào cảnh đi không được, ở cũng không xong, ngày đêm nơm nớp lo sợ vì hơn chục mỏ đá và công ty khai thác đá trên địa bàn hoạt động suốt ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Báo Tiền Phong ghi nhận thực trạng này qua bản tin như  sau.
Con đường ĐT 746 đi vào xã Thường Tân phủ một màu trắng xóa. Cây cối, vườn tược, quán xá hai bên đường đều ken đặc bụi. Hàng ngàn lượt xe tải, xe ben chở đá qua về, cày con đường thành vô số ổ voi, ổ gà và những đám bụi bốc lên dày đặc. Ông Nguyễn Đức Sự, ở ấp 3, nói: "Chú coi đó, bụi phủ khắp mọi nơi. Nhà tôi trồng gần chục sào bưởi giờ chết hết cả, hoa bưởi bị bụi đá bám vào có ra trái được đâu. Trong nhà thì ở đâu cũng có một lớp bụi dày, đến bữa cơm cũng không được yên...".
Năm 2009,  ủy ban xã yêu cầu các doanh nghiệp khai thác đá phải bồi thường thiệt hại về sản xuất nông nghiệp cho nông dân. "Mỗi năm sản xuất 3 vụ, nhưng từ khi bị bụi đá vây kín, chúng tôi chỉ sản xuất được 2 vụ chính. Hạt lúa lép, xay ra có lẫn màu đỏ vì lúc cây lúa ngậm sương, bụi bám đặc trên thân cây. Gạo mang đi bán thì người ta không mua, vì vậy tôi phải mua gạo trắng về trộn lẫn để ăn, mặc dù cũng lo gạo độc nhưng không lẽ mang đi đổ" Đền bù cũng chỉ cho có, trong khi với các cây lâu năm, cây công nghiệp thì người ta ngó lơ, hỏi thì người ta bảo là khó đánh giá tác động ô nhiễm đối với các loại cây này. Không biết khó ra sao chứ nhiều bà con trồng cây lên rồi chết, kiến nghị mãi cũng không được nên bán tống bán tháo đất luôn cho... công ty. Trước kia vùng này đất đai, cây cối trù phú, giờ nhìn đâu cũng toàn đá và bụi", chị Lan, người dân ở ấp 3 cho biết như thế.


Đúng 11 giờ 40, những tiếng nổ lớn ầm ầm vang rền liên tiếp, rung chuyển căn nhà, bụi đá mù mịt bay khắp nơi, đá dăm văng tán loạn kêu lóc cóc trên mái nhà. Căn nhà chị Nguyễn Thị Thanh Hồng được xây khang trang, cao ráo nhưng chằng chịt vết nứt, nhiều nơi nứt toác lỗ chỗ.  Chị Hồng nói: "Nhà tôi xây năm 2004, nhưng 3 năm trở lại đây nó bắt đầu nứt mạnh. Thậm chí mỗi lần xe tải chạy ngang là có thể cảm thấy chỗ mình ngồi rung lên".
Bạn,
Cũng theo báo Tiền Phong, tuyến đường tỉnh ĐT 746 là  con đường huyết mạch vận chuyển đá từ Tân Uyên đi Biên Hòa, TPSG và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Còn diện tích  mà các doanh nghiệp đang khai thác đá rộng khoảng 170  hécta. Những ngày cuối năm, giá vật liệu tăng cao nên tình hình khai thác diễn ra ngày càng chóng mặt. Các mỏ đá hoạt động từ 3 giờ sáng cho đến 20 giờ mỗi ngày.Mỗi ngày có khoảng hơn 2 ngàn lượt xe ra vào các mỏ đá. Với lượng xe lớn như vậy, con đường ĐT 746 hiện đã xuống cấp trầm trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.