Hôm nay,  

Tan Nát Phố Cổ Miền Tây

30/10/201000:00:00(Xem: 3894)

Tan Nát Phố Cổ Miền Tây

Bạn,
Theo các nhà nghiên cứu nhân văn,tại VN, đồng bằng Nam  phần là vùng đất mới được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long, nên được gọi là đất "phù sa mới". Lịch sử khai phá vùng đất này mới chỉ trên dưới 300 năm. Nền đất phù sa mới không vững chắc, khí hậu nơi đây lại ẩm thấp, là những nguyên nhân làm cho các kiến trúc cổ ở đồng bằng còn rất ít. Xót xa hơn, khi chính bàn tay con người đang góp phần xoá dần những di tích lịch sử văn hóa còn sót lại nơi đây. Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này tại thị xã Gò Công qua bản tin như sau.    
Tiền Giang là tỉnh còn nhiều kiến trúc cổ nhất đồng bằng. Vào năm 2002, Tổ chức JICA (Bảo tồn văn hóa và y tế) Nhật Bản đã khảo sát và ghi nhận còn 350 ngôi nhà cổ ở Tiền Giang, trong đó gần 2/3 ở thị xã Gò Công. Do là "gò" (vùng đất cao), cách không xa biển, nên Gò Công được các lưu dân miền Trung vào Nam khẩn hoang dừng chân khá sớm. Thị xã Gò Công ngày nay từng có tên "làng Thành Phố" cách đây khoảng 2 thế kỷ. Từ năm 1862, làng Thành Phố trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công. Nhờ đó mà các công trình kiến trúc cổ được xây dựng dày đặc nơi đây. Thế nhưng, hầu hết nhà cổ ở Gò Công đều xuống cấp nặng và đang biến mất với tốc độ chóng mặt.
Phóng viên đã đứng thẫn thờ rất lâu trước "dinh tỉnh Gò Công", một kiến trúc cổ thuộc loại đồ sộ nhất đồng bằng, đang "thoi thóp". Nhìn tòa nhà hơn 110 năm tuổi đầy thương tích,phóng viên liên tưởng tới "dinh Tổng Thận" ở thành phố Tân An, tỉnh Long  An cũng từng mang hình hài như vậy trước khi bị phá bỏ.


Dẫu biết phải tốn cả đống tiền để trùng tu công trình đồ sộ này, nhưng chẳng lẽ đành bó tay đứng nhìn tòa nhà rệu rã. Cách "dinh tỉnh" vài trăm mét, tại giao lộ Hai Bà Trưng-  Nguyễn Trãi là 2 ngôi nhà cổ thuộc loại lớn ở Gò Công, một sắp sụp đổ, còn một xuống cấp nặng. Cổ nhất ở Gò Công là ngôi nhà số 113 đường Nguyễn Huệ, được xây dựng năm 1852 và nó cũng đang "kêu cứu". Cách đó không xa, nhà của ông Bùi Doãn Cung xây dựng năm 1895 có diện tích 300m2 cũng đang dột nát. Theo một chuyên viên bảo tàng ở Gò Công, chỉ cách đây 10 năm trên nhiều tuyến đường trung tâm thị xã như Phan Bội Châu, Lý Tự Trọng còn rất nhiều nhà cổ. Bây giờ chỉ còn vài căn đã bị cắt xén 2 bên. Ý tưởng về một khu phố cổ ở trung tâm thị xã Gò Công coi như đã mất.
Bạn,
Báo Lao Động ghi nhận rằng cũngg tại  Gò Công xưa (xã Đồng Thạnh - huyện Gò Công Tây), ba ngôi nhà lầu được xây dựng cách đây gần 100 năm cũng đang kêu cứu. Chủ nhân của những tòa nhà này đều là phụ nữ: Lầu bà Chín Đào, lầu bà Tám Huê và lầu bà Năm. Nơi đây từng là vùng đất giàu có, là quê hương của Nam Phương Hoàng hậu, những ngôi lầu cổ còn sót lại là chứng tích của một thời hoàng kim... Thế nhưng, những "cổ lâu" này đang bị sử dụng làm cơ quan, không được "đối xử" như di tích, để mặc nó xuống cấp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.