Hôm nay,  

Tan Tành Đê Biển

10/08/201000:00:00(Xem: 2952)

Tan Tành Đê Biển

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, mới đầu mùa mưa bão mà đê biển ở Cà Mau đã bị sạt lở nghiêm trọng. Những dãy rừng chắn sóng bảo vệ hàng trăm ngàn hecta đất sản xuất bên trong đã bị sóng cuốn phăng ra biển, để lại thân đê tan tành.Cuối mùa bão năm 1997,  tỉnh Cà Mau  xây tuyến đê biển Tây dài gần 93 km.  Vào năm 2000, lúc mới hình thành, mặt đê biển Tây ở Cà Mau nằm khuất sâu trong dãy rừng phòng hộ nhưng đến nay, nhiều nơi không còn rừng, thân đê trơ ra mặc cho sóng biển tàn phá. Báo  Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Tuần trước, mưa dầm, gió thốc mạnh từng cơn vào làng Hương Mai ở xã Khánh Tiến (U Minh - Cà Mau) làm hàng ngàn người dân sống trên thân đê và khu vực rừng phòng hộ ven biển Tây của tỉnh Cà Mau đứng ngồi không yên vì sóng biển dập ầm ầm, cây rừng ngả nghiêng, trốc gốc. Trong lúc những gia đình sống trên thân đê tất bật lùa gia súc, gia cầm và di dời tài sản vào bên trong thì dãy rừng phòng hộ dài trên 500 m ở khu vực Rạch Dinh thuộc xã Khánh Tiến bị sóng biển đánh tan tành. 


Sau khi cuốn hết cây rừng, nước biển dâng cao, sóng chồm khỏi đầu người, quất liên tục nhiều ngày, gây sạt lở gần hết thân đê. Gần đó, phía Lung Ranh, một đoạn đê dài trên 1,4 km bị sạt lở nghiêm trọng bởi dãy rừng phòng hộ vươn ra biển gần 3 km đã bị gió, sóng biển cuốn mất. Phần còn lại của thân đê mỏng manh đang sạt lở dần từng ngày. 
Ông Nguyễn Văn Sơn, một trong những cư dân cất nhà ven đê biển ở ấp 1, xã Khánh Tiến, cho biết 3 năm trước, từ nhà muốn ra tới mé biển mò cua, bắt ốc phải vượt qua 0,5 km đường rừng. Còn hiện nay, sóng biển ngoạm mất hết rừng, biển đã tiến đến sát nhà ông Sơn. Những ngày sóng dữ, triều cường dâng cao, gia đình ông Sơn phải vào bên trong để tránh gió và sóng biển. 
Không riêng xã Khánh Tiến mà dọc theo đê biển Tây qua các huyện Phú Tân, U Minh, Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau, nơi nào đê biển cũng bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều nơi nguy cơ xóa  rừng phòng hộ đang đến rất gần.
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, ban giám đốc Sở  Nông nghiệp tỉnh Cà Mau, cho biết đê biển sạt lở nghiêm trọng là do ảnh hưởng của những đợt gió mùa kết hợp triều cường dâng cao khác thường so với những năm trước. Nhiều khả năng sự thay đổi dòng chảy và ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu đã làm cho nước biển dâng cao khiến đê biển sạt lở và rừng phòng hộ bị sóng biển nuốt mất. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.