Hôm nay,  

Miền Trung Mùa Mưa Bão

03/08/201000:00:00(Xem: 2878)

Miền Trung Mùa Mưa Bão
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, những ngày vưà qua, người dân một số khu vực ven biển, dọc các sông miền Trung lại bắt đầu sống trong thấp thỏm, lo âu khi mùa mưa bão đến. Tính mạng, nhà cửa, đất sản xuất của họ đang nằm trong tầm biển liếm sông trôi. Dù có sự  báo động của các ngành chức năng , nhưng  các  địa phương khó tránh  hiểm họa  khi mùa bão lũ về.  Báo SGGP ghi nhận thảm họa này qua bản tin như sau.
Tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà  Tĩnh,  phó chủ tịch xã  Thạch Bằng tên là Trần Đình Nhu  cho biết: "Không hiểu vì sao thời gian gần đây biển lại xâm thực vào đất liền nhanh đến thế".. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2007, dù không có bão lớn nhưng mỗi năm biển lấn vào đất liền từ 50 - 70m.  Trung bình mỗi năm xã này mất trắng từ 5 - 10 hécta, đó là chưa tính diện tích bị "biển hóa" do nhiễm mặn, cát bay... khiến hàng chục hécta đất sản xuất không thể gieo trồng.
Tương tự, khu vực ven lạch Cửa Sót mỗi năm bị xâm thực từ 5 - 10m. Xã Thạch Kim, xã liền kề với Thạch Bằng, cách đây 5 - 6 năm, tính từ bờ kè ra đến mép nước có khoảng cách bình quân từ 200 - 300m, nhưng hiện chỉ còn 30 - 50m. Tại bãi biển nghỉ mát Xuân Hải (xã Thạch Bằng), người dân phải làm lại các nhà hàng mới sâu bên trong đất liền, những nhà hàng cũ bây giờ tan hoang, nằm ngay mép nước biển.


Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình,  vào giữa tháng 7-2010, tại thôn Bắc Dinh , xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, triều cường đã làm sập 9 nhà dân. Người dân thôn này cho biết, biển đã lấy một nửa đất làng, trước đây có đường làng, giếng làng nhưng 5 năm trở lại đây đã bị biển cuốn trôi. Hiện có khoảng 100 ngàn dân sống dọc sông, dọc biển ở Quảng Bình đối diện với tình trạng sạt lở.
Còn tại  tỉnh Thừa Thiên - Huế, liên tục nhiều năm nay, bờ biển xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) luôn bị khoét sâu vào bờ, khiến hàng chục ngôi nhà xây kiên cố bị hà bá nuốt chửng. Gần hai năm nay, gia đình  cư  dân Ngô Thị Gái, làng An Dương phải sống trong sợ hãi bởi bị hà bá nuốt nhà đến lần thứ 3.  "Giờ không còn đất dời nhà, bởi khu vườn đã bị biển nuốt gần hết. Ngôi nhà ni đã nứt toác, sụt lún không biết sập khi mô, không có chỗ ở, cả gia đình 5 người phải sống trong lo sợ. Mỗi khi có mưa gió, cả nhà run bần bật", cư dân Ngô Thị Gái  cho biết như thế.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP,  tại Thưà Thiên-Huế, tình trạng này cũng đang xảy ra tại khu vực thị trấn Thuận An, xã Phú Hải (huyện Phú Vang), xã Vinh Hải, cửa Tư Hiền (Phú Lộc), xã Phong Hải (Phong Điền), xã Quảng Công (Quảng Điền)..., đe dọa nhà cửa và đời sống của hàng trăm gia đình cư dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.