Hôm nay,  

Dự Án Bị ‘treo’ 15 Năm

21/04/201000:00:00(Xem: 2742)

Dự Án Bị ‘Treo’ 15 Năm

Bạn,
Theo thống kê của ngành xây dựng, tại thành phố Sài Gòn, có những dự án bị treo gần 15 năm vì không làm. Trong khi đó, cũng có dự án đã hoàn thành xây dựng gần 90% nhưng vẫn bị treo. Và kiểu treo nào cũng làm khổ người dân do các quy định về quy hoạch, không cho cư dân xây sưả nhà, mà muốn bán nhà, bán đất cũng không được. Báo Sài Gòn ghi nhận thực trạng này qua một số trường hợp như sau.
Năm 1995, khi sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.SG xin làm chủ đầu tư dự án khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh thì người dân khấp khởi mừng vì đây là dự án được đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, hứa hẹn mang lại một diện mạo hoàn toàn khác hẳn cho huyện này. Tuy nhiên, sau gần 14 năm được phê duyệt, dự án rộng trên 423 hécta này vẫn chỉ nằm trên giấy. Khu sinh thái trong mơ vẫn chỉ là những ngôi nhà lụp xụp của người dân xen giữa các khoảng đất trống đầy cỏ. "Hồi thằng cháu nội tui mới sanh, tui đã nghe quy hoạch làm khu sinh thái. Vậy mà giờ nó gần 14 tuổi, một viên gạch cũng không thấy. Dân ở đây muốn xây sửa nhà cũng không được, muốn bán đất cũng không xong. Đến ngày cháu tui cưới vợ không biết dự án này có xong không", ông Năm Tài, nhà ở ấp 5, xã Vĩnh Lộc lắc đầu ngán ngẩm.


Được biết, dự án này được thành phố chuyển cho bốn chủ đầu tư khác nhau. Mới nhất là giữa năm 2008, uỷ ban TP.SG chấp thuận cho tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn liên doanh để thành lập công ty cổ phần Sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng chẳng đem lại sự thay đổi nào. Bà Nguyễn Thị Nhỏ, xã Phạm Văn Hai cho biết, tam cá nguyệt 3/2009, chủ đầu tư đã tổ chức họp dân và hứa đến cuối năm 2009 sẽ đền bù,nhưng đến nay vẫn không thấy động tĩnh gì. Theo giải thích của đại diện  uỷ ban huyện Bình Chánh, vì trục trặc về mặt pháp lý và do lực lượng ban bồi thường quá mỏng so với số dự án triển khai trên địa bàn nên quá trình kiểm tra hiện trạng nhà cửa, mồ mả, hoa màu để lập phương án bồi thường chậm trễ. Phải đến  tam cá nguyệt 2/2010 mới triển khai công tác đền bù  giải tỏa đất. Trong khi đó, đại diện chủ đầu tư khẳng định: nhanh nhất thì chín năm nữa dự án này mới hoàn thành.
Bạn,
Báo Sài Gòn Tiếp Thị nêu ra một trường hợp khác, đó là  dự án cầu vượt Gò Dưa bắc qua quốc lộ 1A tại quận Thủ Đức, có quyết đinh thực hiện từ năm 2003. Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư, còn  uỷ ban TPSG chịu trách nhiệm đền bù, giải tỏa đất. Cách đây năm năm, các hạng mục chính của dự án này đã làm xong nhưng công trình bị "trùm mền" vì không có đường dẫn vào hai đầu cầu do không thể giải  tỏa đất để thực hiện  dự án này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.