Hôm nay,  

Hồn Đặc Sản Miền Tây

22/03/201000:00:00(Xem: 3637)

Hồn Đặc Sản Miền Tây

Bạ,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần,nhiều người dân ở Lai Vung - Đồng Tháp quả quyết ở xứ này có hàng tá đặc sản lạ, nhưng chính thương hiệu nem Lai Vung đã đưa tiếng thơm của vùng đất này bay xa trở thành hồn đặc sản phương Nam. Báo Người Lao Động  ghi nhận  về tiến trình hình thành và phát triển đặc sản này qua  đoạn ký sự như sau.
Theo những người làm nem ở Lai Vung thì nem Lai Vung có từ 50 năm trước, người làm nem đầu tiên là bà Nguyễn Thị Mặn (Tư Mặn) và ông La Văn An (Mính Trãi), cùng ở ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, huyện Lai Vung. Lúc đó nem được làm chủ yếu để cúng kiếng, lễ Tết. Sau này ăn thấy ngon miệng, dễ làm nên một số người mới quyết định học cách làm nem để bán. Ban đầu chỉ là bán nhỏ lẻ, rồi tiếng lành đồn xa, việc buôn bán nem được khuếch trương lên theo các chuyến xe đò, xuồng ghe đi khắp nơi trong nước.


Thập niên 1980-1990 là thời  phát triển của nem Lai Vung. "Lúc đó lò nem nào cũng tưng bừng với cảnh trai tráng ngồi quết thịt, phụ nữ ngồi cắt lá vông, lá chuối gói nem. Những thanh niên không tham gia làm nem thì tranh nhau tới các lò lấy nem bán theo các bến phà Cần Thơ, Mỹ Thuận, Vàm Cống..."- chị La Thể Nga, cháu nội ông Mính Trãi, chủ cơ sở nem Thanh Xuân ở Tân Thành, kể. Mỗi ngày, một người bán lẻ có thể bán từ 2 ngàn-4 ngàn cái. Tới năm 2000, Lai Vung đã xuất hiện hàng chục lò nem tên tuổi, như: Giáo Thơ, Hiệp, Quang, Chiến Ngoan, Hoàng Oanh, Ba Liêm, Út Thẳng, Tư Minh... Người làm nem ở Lai Vung đã không ngừng cải tiến và tìm tòi những "độc chiêu" trong nghề. Họ tự đặt ra nhiều nguyên tắc khắt khe trong việc chọn nguyên liệu đến tẩm ướp gia vị.
Ông Nguyễn Thành Thơ, chủ cơ sở nem Giáo Thơ nổi tiếng khắp miền Nam ở làng nem Lai Vung, cho biết: "Nguyên liệu chủ yếu để làm nem là thịt heo nạc tươi và da heo mới ra lò. Mỗi chiếc nem được phủ bằng một chiếc lá vông (hoặc lá chùm ruột), rồi gói lại bằng lá chuối. Qua một ngày khi gói nem bắt đầu lên men, đến ngày thứ ba, nem đã đủ độ chín thành một món ăn đậm đà". Hiện nay nem Lai Vung đã được "đăng ký thương hiệu", gồm có 20 cơ sở sản xuất với 20 nhãn hiệu khác nhau. Mỗi ngày các cơ sở này sản xuất gần 500 ngàn chiếc nem đưa ra thị trường.
Bạn,
Báo Người Lao Động ghi rằng bà Tư Mặn và ông Mính Trãi cũng không ngờ rằng món nem do họ làm ăn chơi từ thập niên 1960 qua bao năm lại được thực khách ưa thích tới vậy. Nhưng tiếc thay, đến nay cơ sở của bà Tư Mặn đã không còn trụ lại được ở làng nem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.