Hôm nay,  

Mưu Sinh Trên Sông

17/02/201000:00:00(Xem: 3284)

Mưu Sinh Trên Sông

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, có nhiều chợ nổi được hình thành từ nhu cầu của người dân miền sông nước. Tại các chợ này, ngoài các thương hồ buôn bán đủ các loại hàng, còn có những dân nghèo kiếm sống bằng nghề chở khách qua sông, hay du khách đi thăm chợ. Họ là  những  người  không có tấc  đất sản xuất, không nhà ở, phải "định cư" trong những căn nhà di động trên sông như ghi nhận của báo điện tử TTXVN qua đoạn ký sự như sau.
Tại chợ nổi Cái Răng, có một phụ nữ tên là Huỳnh Thị Hiền là một trường hợp điển hình. Ai mà ngờ được người phụ nữ có gương mặt nhăm nhúm, miệng móm mém như vậy mới 45 tuổi. Chỉ nhìn thôi đã thấy người đàn bà ấy nghèo và khổ. Chiếc ghe gỗ nhỏ cũ mèm được định giá "những một triệu" mà chị thuê để chở người qua sông, hay chở du khách tham quan chợ nổi, cũng đáng cả gia tài phải mơ ước. "Ghe này cũng là thuê 10 ngàn đồng một ngày chứ em đâu có tiền mua. Chèo ngày nào biết ngày nấy. Ghe mới tận triệu mấy lận," người đàn bà vừa quày quả tay chèo vừa nói."Nhà em giờ năm người ở trên một chiếc ghe nhỏ. Hai vợ chồng em, hai vợ chồng con út với đứa con nó. Hai thằng lớn chết hồi năm ngoái không có hòm chôn, may có bà Việt kiều thương tình cho. Mà cũng chỉ chôn được có một đứa, còn một đứa phải đem thiêu rồi rải xuống sông này này..."


Phóng viên ngỏ ý muốn ghé thăm "căn nhà", chị Hiền chẳng chút chần chừ đưa đi liền. Và, tôi cho đến giờ vẫn không hiểu nổi làm cách nào mà năm con người có thể xoay xở trên chiếc ghe nhỏ xíu được chắp vá bao quanh bằng những tấm lợp kim loại như thế.
Tết đếnnhưng vì bận mải với những chuyến đò đưa khách sang sông (thù lao 2 ngàn đồng/người/lần) nên chẳng ai trong nhà mảy may. Với công cuộc sinh tồn đúng nghĩa ăn bữa nay lo mai thì cái không khí chộn rộn sắm sanh và sắc màu tươi tắn mỗi độ xuân về xem chừng cũng không kéo họ ra khỏi nỗi lo cơm áo.Rồi cũng chính trong lòng những chiếc "nhà" như của chị Hiền, biết bao đứa trẻ đã sinh ra và lớn lên, cho dù đó là một không gian tù túng, chật hẹp. Nhưng phải chấp nhận thôi, đơn giản vì chẳng ai cho chúng cái quyền được lựa chọn. Số phận đã định chúng phải trôi nổi, lênh đênh...Như bé Thảo 7 tuổi, từ nhỏ tới giờ chỉ quanh quẩn làm bạn với sông nước, ngày ngày theo ghe bố mẹ đi mưu sinh khắp chốn mà chân chưa một lần chạm đất. Phóng viên cố tìm đôi chút tủi thân trong ánh mắt và giọng nói hồn nhiên ấy mà thật khó. Em chỉ khoe rằng sắp được đi học, rằng em tò mò không biết các bạn "trên đó" như thế nào, xong lại trốn biệt ra sau ghe.
Bạn,
Cũng theo TTXVN, không phải ít những thân phận như  người phụ nữ tên Hiền hay bé Thảo trên  dòng sông của  các chợ nổi miền Tây. Tại cái chợ nổi sầm uất tuy có những  màu rực rỡ và trù phú, nhưng vẫn chứa đựng những góc tối u uẩn, leo lét..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.