Hôm nay,  

7 Năm Chờ 1 Cây Cầu

10/01/201000:00:00(Xem: 3006)

7 Năm Chờ 1 Cây Cầu

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, vùng Tây Nguyên, có xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, một xã nghèo  của tỉnh này.  Về hệ thống giao thông, người dân trong xã này  khi muốn đến thị trấn huyện lỵ, hay đi qua xã khác, phải di chuyển trên 1 cây cầu tạm rất nguy hiểm, do cây cầu chính  đã 7 năm qua vẫn chưa xây xong do thiếu kinh phí. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
 Bảy năm qua, cây cầu Nước Trong bắc qua sông Krông Pắc mới xây xong phần trụ mố. Hàng ngày, người dân xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắc Lắc vẫn phải đi trên chiếc cầu tạm bợ để đến trung tâm huyện hay ra khỏi địa bàn xã.
Phía Bắc xã Vụ Bổn là sông Krông Pắc, còn ở phía Nam xã Vụ Bổn (giáp huyện Krông Bông) là con sông Krông Ana chảy qua và cũng chưa bắc cầu, cho nên mọi việc đi lại hầu như đều sử dụng đò. Mỗi năm vào mùa mưa, nước dâng lên ngập trắng cả hai bên thì Vụ Bổn giống như một ốc đảo, cách biệt với thế giới bên ngoài và khó khăn không sao kể xiết. Vì nằm trong tình cảnh đó, khi Nông trường cà phê 718 (trực thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đóng trên địa bàn xã) được Bộ Nông nghiệp phê duyệt dự án xây dựng cây cầu Nước Trong (Km 7 + 917) bắc qua sông Krông Pắc vào năm 2002 với kinh phí dự toán ban đầu khoảng 11 tỷ đồng thì  người dân xã Vụ Bổn rất vui mừng. Ai cũng chờ mong đến ngày chiếc cầu được hoàn thành, nhưng niềm vui chưa nhen lên được bao lâu thì đến năm 2005, sau khi thi công xong phần móng và các trụ mố cầu, việc thi công cầu bị dừng lại do thiếu kinh phí.


Năm 2006, Nông trường cà phê 718 giải thể do làm ăn thua lỗ. Kể từ đó, việc thi công cầu bị bỏ dở. Trong khi đó, khoảng 10.000 người dân (chiếm 2/3 dân số xã) và các phương tiện hàng hóa của 10 thôn phía Nam xã Vụ Bổn đều phải qua lại trên chiếc cầu tạm do xã làm. Thế nhưng, khi mùa mưa đến, nước dâng cao ngập cầu tạm cả mét nên mọi hoạt động giao thông, trao đổi hàng hóa gần như phải dừng lại.
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên trưởng thôn trong xã này than thở: "Nước lên thì học sinh, cô giáo phải nghỉ học. Hàng ngàn tấn nông sản của  dân không được vận chuyển ra ngoài để buôn bán kịp nên hư hỏng hết, kinh tế của địa phương bao nhiêu năm vẫn không phát triển lên được cũng vì vậy..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.