Hôm nay,  

Chạy Trốn Thiên Tai

27/10/200900:00:00(Xem: 2833)

Chạy Trốn Thiên Tai

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,  tại vùng Tây Nguyên, bão qua, lũ rút đã hơn  20 ngày, nhưng  trên địa bàn tỉnh Kon Tum,  hàng ngàn người dân nhiều bản làng ở huyện Tu Mơ Rông, vẫn  chưa thể về được làng cũ.Bão dập sập nhà, lũ xoá sạch làng, đường giao thông mất dấu tích, người dân còn phải đối mặt với mối đe doạ nứt núi, sụt trượt bất cứ lúc nào. Nhiều đêm,  dân ở một số bản làng  dắt díu nhau vượt hết núi này sang rừng nọ, chạy trốn thiên tai trong hoảng loạn... Báo Lao Động ghi nhận về thảm họa này  như sau.
Phóng viên lần đầu tiên đặt chân đến Tu Mơ Rông  đã chứng kiến cảnh đổ nát điêu tàn sau bão lũ. Con đường bêtông vắt vẻo qua các sườn đồi, dựng ngược bên dốc Cổng Trời  nối giao thông đến trung tâm xã Văn Xuôi, Ngọc Yêu  bị bật tung, gãy khúc. Có đoạn, giống như ai đã dời nguyên quả đồi để xoá hết sự có mặt của con người. Với độ cao trung bình 1 ngàn-1 ngàn 500 mét so mực nước biển, rừng già ngút ngàn và xanh thẳm ở Tu Mơ Rông quanh năm chỉ chen lẫn trong làn mây trắng. Nhưng sau trận bão lũ lịch sử số 9, núi đồi hoang tàn, khắp nơi loang lổ, đỏ quạch đất badan lộ thiên vì những dãy núi nứt, sụt từng mảnh lớn. Nhìn từ trên cao, Tu Mơ Rông như vừa trải qua  trận địa chấn  tàn khốc.


Già A Diên ở làng Tam Ring, Ngọc Yêu giải nghĩa cho  phóng viên rằng, Tu Mơ Rông theo người Xê Đăng tức là giếng trời, nơi mặt trời mọc muộn và lặn sớm. Nếu đúng vậy, thì đây là cái giếng khổng lồ với thung lũng không bằng phẳng, được bao bọc bởi những dãy núi cao sừng sững, liền kề với đỉnh Ngọc Linh. Nhưng theo nghĩa của người Ba Na, thì Tu Mơ Rông là bướng bỉnh, là kiên cường. Con người và vùng đất bình yên trên cao nguyên cực bắc của Tây Nguyên chẳng ngại thiên tai, nhưng giờ thì đã hốt hoảng, loạn ly vì lở núi.
Một viên chức huyện Tu Mơ Rôn  nói với phóng viên  rằng, cả huyện Tu Mơ Rông có 30 trên tổng số 50 người chết ở tỉnh Kon Tum. Nửa đêm đang ngủ yên lành trong nhà, bỗng dưng cả quả đồi ập xuống, san bằng cả làng. Như Mô Pành ở Đắk Na, 15 nhà bị cuốn trôi 100% ra suối, đất vùi lấp, sình lầy, gỗ trôi đã đẩy xoá cả làng nhưng người dân đã chạy trốn kịp thời.
 Bạn,
Báo Lao Động nêu ra trường hợp các làng Ba Tu 1 có 37  gia đình, 199 người, làng  Ba Tu 3 có  52  gia đình, 224  người, làng  Đắk King 23  gia đình, 100 người đều bị núi sạt lấp làng, và có 4 người chết. Đa số  người dân đã thoát kịp ra khỏi nhà, bỏ làng mà chạy trong sự rượt đuổi tàn khốc của thiên tai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.