Hôm nay,  

Người In Ronéo Cuối Cùng

03/06/200900:00:00(Xem: 2831)

NGƯỜI IN RONÉO CUỐI CÙNG
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều năm qua, trên địa bàn thành phố Sài Gòn,phố in ấn trên đường Lý Thái Tổ,quận 3, đã trở thành nơi quen thuộc của khách hàng mỗi khi có nhu cầu về in ấn, làm đơn thuê, dịch thuật... Nghề thịnh hành nhất ở con phố này từ đầu thế kỷ 20 đến thập niên 1990 là nghề in ronéo. Nhưng hiện nay nghề này đã kết thúc "sứ mạng lịch sử" để nhường "ngôi" cho các nhà in, máy photo... Người cuối cùng còn lại với nghề hiện nay ở Sài Gòn là ông Trần Tấn Tài. Báo Tuổi Trẻ viết về "nhân vật" này như sau.
Nhắc lại chuyện nghề, ông Tài kể: "Tôi quê ở Củ Chi. Trước đây đến với nghề cũng là do bất đắc dĩ, anh trai tôi định cư ở nước ngoài, ba tôi già yếu, không còn ai theo nghề. Tôi đành phải nối nghiệp. Trước 1975 tôi vừa đi học vừa phụ việc ở cửa hàng. Sau này tôi và chị gái đảm đương và cuối cùng còn lại mình tôi đến giờ". Nghề in ronéo vào khoảng thập niên 1980-1990 là thời thịnh hành, nên ông Tài phải làm cả ngày lẫn đêm. Vào thời điểm đó, cửa hàng của ông Tài mỗi ngày làm hàng chục ram giấy (1ram là 500 tờ), tiền công mỗi ram từ 25-30 đồng (khoảng 25 ngàn-30 ngàn đồng hiện nay), chưa tính tiền công làm mẫu lên tờ giấy stencil (giấy sáp), nên tính ra thu nhập hằng tháng rất khá, đủ nuôi cả gia đình và vẫn còn một khoản để dành.


Dân ở phố nghề này từng có câu ví von đã trở thành quen thuộc với nhiều người: "nhất Đệ,nhì Tài". Vì chỉ có cửa hàng của ông Tài và cửa hàng của gia đình ông Đệ ở quận 10  là in ronéo đẹp nhất Sài Gòn vào những năm 1970-1990. Sau này người ta đổi lại là "nhất Tài, nhì Đệ" vì cửa hàng ông Tài làm đẹp hơn, nhanh hơn cửa hàng của ông Đệ. Những mẫu để in ronéo trước kia là cả một kỳ công và phải có tay nghề cao mới làm được. Bởi để in ronéo được phải có mẫu (giấy sáp). Công đoạn khó nhất phải nói tới là đánh máy chữ, dàn trang, vẽ hình minh họa... Các công đoạn này, theo ông Tài, đó là bí quyết riêng của nghề, vì thế người làm đẹp chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ông Tài lấy tay lau những vết bụi bám trên chiếc máy in ronéo có trên 40 năm tuổi từ đời cha để lại đến nay, tự hào nói: "Cái máy in ronéo này theo tôi gần cả đời người. Ngoài tôi ra không còn ai sử dụng được chiếc máy này. Bởi khi máy hỏng hóc chỉ tôi mới biết bệnh của nó, đồ thay thế ngoài thị trường đã không bán cách đây gần 20 năm rồi. Bao nhiêu lần máy hỏng, tôi phải dùng đồ chế".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ông Tài thổ lộ nghề in ronéo không đơn thuần là việc kiếm tiền, mà còn đòi hỏi phải có cái tâm. "Đã trót trao duyên với nghề thì dù hoàn cảnh thế nào mình vẫn một lòng thủy chung với nó. Tôi còn sống là còn làm nghề này", ông Tài quả quyết như thế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.