Hôm nay,  

Thảm Họa Ở Đắc Lắc

08/04/200900:00:00(Xem: 3216)

THẢM HỌA Ở ĐẮC LẮC

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, các khu rừng tại các tỉnh ở Tây Nguyên bị chặt phá ở mức báo động. Năm 1980, diện tích rừng của Tây Nguyên là 3,868,400 hécta, chiếm 70.66% tổng diện tích tự nhiên. Từ năm 1980-1995,trung bình mỗi năm Tây Nguyên bị  mất 120,000 hecta rừng.

Từ năm 1995 đến nay, mỗi năm không dưới 45,000  hécta bị phá, trong đó tỉnh Đắc Lắc có tỉ lệ cao nhất.  Báo Thanh Niên ghi nhận về các thảm họa do rừng bị tàn phá tại tỉnh  này như sau.

Nhiều năm qua, rừng Đắc Lắv đã phải "hy sinh" để có hơn 170,000  hécta cà phê hiện nay. Ông Lê Cước, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm Đắc Lắc),  nói: "Ngày trước hàng ngàn héc-ta rừng xanh phủ sát nội thành Buôn Ma Thuột, thú rừng có khi lạc vào giữa phố. Thế nhưng, hiện nay diện tích rừng của Buôn Ma Thuột chỉ còn 551 hécta, trong đó 53.5  hécta rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ của rừng thuộc loại thấp nhất  Đắc Lắc, chỉ còn 1.5%". Ông Cước cũng cho biết, những huyện trồng nhiều cà phê cũng là những địa bàn có tỷ lệ rừng che phủ thấp, như: Krông Búk chỉ còn 1.4%, Krông Pắk 6.2%, Krông Năng 11%, Krông Ana 12.4%... Tính chung cả tỉnh  Đắc Lắc, tỷ lệ che phủ hiện chỉ đạt 45.8% (với diện tích 600,645  hécta rừng), so với cách đây 20 năm tỷ lệ che phủ gần 70%. Tỷ lệ che phủ thấp đồng nghĩa với việc thu hẹp thảm thực vật có tác dụng giữ nước vào mùa mưa để bổ sung lượng nước ngầm.

Giám đốc Trung tâm Khí tượng - thủy văn  Đắc Lắc Nguyễn Đại Ngưỡng cũng nhận xét: Hơn 10 năm trở lại đây, tốc độ tàn phá mặt đệm diễn ra nhanh, lớp thảm phủ mặt đệm kém nên mưa xuống bao nhiêu là xuống hết lòng sông, mức độ cung cấp cho nước ngầm rất hạn chế. Kèm theo đó là tính chất khí hậu, thủy văn cũng thay đổi rõ rệt, hạn hán, lũ lụt khá thất thường, tác động tiêu cực đối với sản xuất và đời sống người nông dân.

Những con số thống kê mới đây của Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đắk Lắc cho thấy hậu quả không nhỏ của hạn hán trên vùng đất cao nguyên này. Trong 12 năm (1996- 2008), thiệt hại do khô hạn ở  Đắc Lắc lên đến 8 ngàn 058 tỉ đồng. Gần như năm nào cũng xảy ra hạn, mất trắng hàng chục ngàn héc-ta cà phê, lúa và hoa màu. Điển hình đợt hạn năm 2003 làm khô hạn 6 ,284  hécta lúa và hơn 40,400  hécta cà phê; năm 2005 khô hạn 9,160 hécta lúa, 99,300  hécta cà phê...

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, thống kê 12 năm gần đây, lũ lụt ở  Đắc Lắc đã làm 127 người chết, 5 người mất tích, ngập hơn 31,000 căn nhà, gây thiệt hại vật chất ước tính 1,462 tỉ đồng. Đã có những trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở những vùng rừng bị tàn phá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.