Hôm nay,  

Xuất Cảng Lao Động

26/03/200900:00:00(Xem: 3582)

XUẤT CẢNG LAO ĐỘNG

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, thời gian qua, nhiều công nhân đi lao động ở nước ngoài đã bị các công ty dịch vụ làm tiền với những khoản  lệ phí lạm thu vượt quá quy định.  Không những chỉ bị lam thu trong quy trình  làm hồ sơ xuất cảnh, mà họ bị cắt xén  tiền ký quỹ sau khi hết hợp đồng ở  nước ngoài, trở về Việt Nam. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.
Thời gian qua, nhiều lao động đã cho biết quyền lợi của mình bị cắt xén khi về nước "thanh lý  hợp đồng" với  doanh nghiệp. Nổi cộm nhất là những tranh chấp, bất đồng liên quan đến việc giải quyết ký quỹ, bồi thường do vi phạm hợp đồng. Tiền ký quỹ (tiền đặt cọc) là khoản  tiền mà  doanh nghiệp được phép thu trên cơ sở thỏa thuận với người lao động. Theo quy định, trường hợp  người lao động hoàn thành hợp đồng về nước thanh lý hợp đồng, doanh nghiệp phải hoàn trả đầy đủ tiền ký quỹ, kể cả lãi suất kể từ ngày khoản tiền này nộp vào ngân hàng. Nhưng một số công ty đã tìm cách chiếm dụng tiền ký quỹ của người lao động.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, quê ở Củ Chi, TPSG, được một  doanh nghiệp xuất cảng lao động đóng tại quận Tân Bình đưa sang Nhật Bản. Hợp đồng ghi rõ, khoản tiền ký quỹ (100 triệu đồng, có thể đóng toàn bộ hoặc một phần tiền mặt cùng với giấy tờ nhà đất) sẽ được hoàn trả nhưng không bao gồm lãi suất ngân hàng. Chị Trần Thị Yến, quê Phú Thọ, được một doanh nghiệp  xuất cảng lao động ở Hà Nội đưa sang Đài Loan. Để được đi, chị nộp trước 3 ngàn Mỹ kim cùng với khoản vay tương ứng, trừ dần vào lương hằng tháng. Thế nhưng khi hoàn thành hợp đồng về nước, doanh nghiệpbuộc chị phải nộp thêm 20 triệu đồng thuế thu nhập. Mới đây, thanh tra đã phát hiện, có  doanh nghiệp chuyển tiền ký quỹ của  người lao động vào tài khoản của đơn vị mà không ký gửi ngân hàng theo quy định.


Việc ký quỹ là hình thức ràng buộc người lao động tuân thủ hợp đồng, hạn chế hành vi bỏ trốn. Nhưng một số doanh nghiệp đã lợi dụng, tự áp đặt khoản bồi thường và không cần chứng minh thiệt hại do hành vi bỏ trốn của người lao động gây ra. Chị Phan Huỳnh Nhã Phương ở đường Lê Văn Sỹ, quận 3-TPSG vi phạm hợp đồng khi bỏ trốn. Về nước, chị đến công ty thanh lý hợp đồng, lúc thì công ty đòi bồi thường 10 ngàn Mỹ kim; sau đó giảm còn 40 triệu đồng; cò kè thêm bớt, cuối cùng chốt lại con số 20 triệu 328 ngàn 500 đồng.
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, hiện nay, ngoài việc bị thu  lệ phí môi giới quá cao,  người lao  động còn gánh nhiều loại "phụ phí" khác. Hiện nay, muốn tuyển lao động ở địa phương nào, doanh nghiệp phải xin nhiều loại giấy phép.  Để có một lao động,  doanh nghiệp phải "chung chi" từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng cho cán bộ lao động địa phương. Chưa kể, doanh nghiệp phải tốn thêm phí chiêu đãi, đón tiếp, tổ chức đi thăm  nước ngoài cho cán bộ địa phương. Và, người gánh chịu chính là người lao động, vì  doanh nghiệp sẽ tìm cách kê thêm vào các chi phí khác để bù chi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.