Hôm nay,  

Di Tản Mùa Biển Động

21/02/200900:00:00(Xem: 2867)
DI TẢN MÙA BIỂN ĐỘNG
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mỗi năm lại có hàng trăm mét đất nằm sát bờ biển của thành phố này bị "hà bá" cướp đi. Chưa dừng lại, nhiều nhà dân phải chạy di tản mỗi khi mùa biển động. Dự án kè bờ chắn sóng đã có, nhưng đến giờ vẫn chưa có đê chắn sóng biển nào được đưa vào sử dụng. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về tình trạng xâm  thực tại một số khu vực ở Đà Nẵng  như sau.
Tại Đà Nẵng, một đoạn đất liền dài gần 1km dọc bờ biển Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam,quận Liên Chiểu bị biển xâm thực gần 200m. Một số ngôi nhà bị xói lở đánh bật cả móng và đổ tường nhà xuống biển. Nhiều gia đình đã phải chạy đi nơi khác trước sự tàn phá của sóng biển. Nhưng vẫn còn nhiều gia đình liều bám trụ lại đây. Gần 300m đất liền dọc đường Sơn Trà - Điện Ngọc (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) cũng bị biển xâm thực đánh bật gốc những trụ điện, làm hai đường ống dẫn dầu  lộ thiên hàng trăm mét.
Ở phường Hòa Hiệp Nam, từ năm 2006 đến nay, nhà ông Bùi Tâm (84 tuổi, tổ 44, phường Hòa Hiệp Nam) liên tục phải đắp đê bao để chống lại nạn xâm thực của biển. Nhà cứ phải lùi sâu vào đất liền mà biển vẫn không tha. "Tui đã sống với biển cả mấy chục năm trời nhưng cũng ớn lắm. Vô mùa mưa bão thì bỏ nhà cửa lại để chạy đi nơi khác. Sợ lắm nhưng vẫn phải ráng mà sống, biết đi mô đây", nói rồi ông Tâm lại lấy xẻng xúc cát để  làm lại đê bao.

Không riêng gì nhà ông Tâm mà nhiều gia đình ở đây đều trong tình trạng sống đương đầu với sóng biển. Ngôi nhà cũ của bà Đặng Thị Hoa (tổ 44) nằm sát mép biển, mỗi năm biển lại nuốt một ít và đến bây giờ bà phải xây lại ngôi nhà mới, còn nhà cũ thì "hà bá" ăn. Thế nhưng ngôi nhà mà đại gia đình bà đang sống cũng bị sóng đánh bật cả phần móng. "Đành vậy. Biển vô đến mô mình chạy đến đó", bà Hoa tâm sự. Tương tự, tại tổ 26, 29 và 30 của phường Hòa Hiệp Bắc, hàng trăm  gia đình cư  dân cùng một số cơ sở, Công ty xi măng Hải Vân đang bị sóng biển đe dọa. Ủy ban phường Hòa Hiệp Bắc, cho biết: "Hiện có gần 200 gia đình cư  dân ở trong khu vực có nguy cơ bị biển xâm thực. Năm nào cũng vậy, nếu có sóng to hoặc bão lụt, phường đều phải di tản người dân đến nơi khác."
Bạn,
Báo Tuổi Trẻ cho biết, theo ngư dân ở đây, nguyên nhân của tình trạng này là do việc khai thác cát và đào đất trái phép kéo dài. Cuối năm 2007, dự án xây dựng đê kè biển Liên Chiểu với chiều dài gần 600m được  khai  triển. Lẽ ra công trình phải được hoàn thành vào tháng 6-2008 nhưng đến nay vẫn đang trong giai đoạn đóng cọc, và biển tiếp tục nuốt nhà dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.