Hôm nay,  

Nghề Bốc Vác ‘gia Truyền’

02/01/200900:00:00(Xem: 3215)

NGHỀ BỐC VÁC ‘GIA TRUYỀN’

Bạn,
Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn thành phố  Huế, có chợ Đông Ba là chợ đầu mối  cung cấp hàng cho tiểu thương các chợ nhỏ. Tại chợ này,có hai đội bốc vác chính. Một đội khoảng 15-20 người, cả nam lẫn nữ thay phiên nhau làm từ 6 giờ sáng ngày hôm nay đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Trong số đó, có những người mưu sinh bằng công việc này như một nghề gia truyền. Báo Thanh Niên ghi nhận những gian khổ của phụ nữ bốc vác tại chợ Đông Ba Huế qua đoạn ký sự như sau.
Chợ Đông Ba (Thành phố Huế) lúc 2 giờ 30 phút, trong cái lạnh se sắt, những người phụ nữ làm phu gồng mình mang vác những kiện hàng to gấp đôi người mình.Thức trắng đêm làm nghề bốc vác, đối với ai cũng đã cực muôn phần, huống chi những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Đã vậy, công việc này cũng không mấy suôn sẻ với chị em. Bởi cánh nam giới có sức khỏe thường giành giật hết. Vả lại, những người phụ nữ ở các xóm vạn đò tìm đến chợ Đông Ba làm nghề này ngày càng nhiều, thành ra chính các chị lại phải giành nhau từng lô hàng. "Đồng tiền kiếm được ngày càng khó, không giành nhau từng bao hàng thì con cái chúng tôi lấy chi ăn", một chị nói.


Gắn bó với nghề bốc vác này lâu nhất có bà Trần Thị Yến. Gần tuổi 60, bà Yến có thâm niên 30 năm thức đêm ở chợ  Đông Ba mưu sinh. Song sự túng quẫn luôn bám lấy bà. Nhìn khuôn mặt hốc hác, ai cũng nghĩ bà đã 70. Mấy năm nay, khi trái gió trở trời, chứng bệnh đau cột sống của bà trở lại. Trước đây, bà cũng bốc hàng từ xe xuống, bốc hàng từ các đại lý ra xe. Nay do tuổi tác không cho phép và một chân của bà đã bị tật (bốc vác dẫn đến trật khớp), nên có hôm bà đành phải kéo thêm đứa cháu nội 15 tuổi ra đẩy xe giúp. "Không làm thì không biết lấy tiền mô mà ăn. Biết là đời mình đã khổ, đã cực, nên đến đời cháu quyết phải cắt đứt với cái nghề ni, nhưng nhiều hôm tui vẫn phải kéo nó theo phụ giúp. Không có nó, tui đẩy một mình, chân cà nhắc thì được mấy tiền", bà nghẹn lời.
Câu chuyện về trường hợp của chị Trần Thị Hường khiến phóng viên giật mình. Bảy năm làm bốc vác, chị có tới bốn lần vào bệnh viện vì gãy tay, trật khớp chân. Biết mình bệnh tật, chị không dám cho chồng con biết, chỉ lặng lẽ làm lụng.  Đến khi người ta thấy một người phụ nữ gầy gò, với chiếc nón bạc màu đi bán vé số, mới biết chị thôi không đi bốc vác nữa.
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, trước đây người mẹ của  cô Trần Thị Hường cũng là một phụ nữ chuyên ngủ đêm bốc vác ở chợ Đông Ba. Lớn lên, lấy chồng, buôn bán không thành vì đồng vốn eo hẹp, cô cùng chồng nối nghiệp mẹ đã hơn 10 năm nay. "Từ mẹ rồi đến chúng tôi đều nhờ nghề ni mà sống cả. Không biết những đứa con của tui sau này có thoát khỏi cái "nghề gia truyền" này không" cô Hường buột miệng rồi nhìn vào khoảng đêm mù mịt...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.