Hôm nay,  

Làng Lông Vũ Mùa Cúm Gà

17/11/200500:00:00(Xem: 5563)
Bạn,

Theo báo quốc nội, khi dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều nơi tại miền Bắc VN, cũng là lúc những người làm nghề chế biến lông gia cầm để làm cầu lông, chăn đệm, chổi lông vào cảnh khốn khổ. Tại ngoại thành Hà Nội, hàng trăm con người của làng nghề lông vũ Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đứng trước thảm cảnh mất nghiệp. Dân làng đang bàn tính chuyển nghề trong tình hình hiện nay. Báo Kinh tế Đô Thị ghi nhận về thực trạng của làng nghề này qua đoạn ký sự như sau.

Chỉ vài tháng trước, cánh đồng sau làng Triều Khúc luôn trắng xóa lông vịt, lông ngan. Khu vực này vốn là chỗ phơi, làm sạch, chế biến lông gia cầm của những hộ dân. Giờ, trên cánh đồng chỉ còn sót lại những đám lông gà vịt vương vãi trên đám cỏ, rãnh nước.

Lông vũ vốn là mặt hàng từ truyền thống của Triều Khúc từ nhiều năm nay. Sáng sáng hững người dân nơi đây toả đi khắp các chợ nội thành Hà Nội gom về từng cân lông vũ. Họ làm sạch, sơ chế rồi đóng thùng xuất đi các tỉnh, thậm chí sang Trung Quốc để làm cầu lông, chăn đệm, chổi lông... Từ đầu tháng 11, các gia đình trong làng không còn được thu mua được lông vũ do chỉ thị cấm kinh doanh của UB xã Tân Triều. Toàn bộ lông gia cầm đã được các gia đình mang về nhà tự tiêu huỷ hoặc bán đổ bán tháo. Không còn tiếng máy móc râm ran, thay vào đó là cảnh những người phụ nữ không có việc làm, vất vưởng ngồi "buôn chuyện". Chị Mai, một người thu mua lông vũ, thở dài: "Chưa biết xoay sang nghề gì đây. Tôi đi mua lông vịt mỗi ngày được 30-50 ngàn đồng đủ sống, lại quen mối hàng. Kiếm sạp hàng ngoài chợ phải bỏ vài chục triệu, buôn bán lại bấp bênh".

Ông Nguyễn Gia Huy, một chủ thu mua lông vịt lớn cũng đã ngừng kinh doanh gần 1 tháng. Trước, nhà ông gom tới 8-10 tấn lông vịt mỗi tháng từ các chợ đầu mối ở Hà Nội, sơ chế rồi đưa đi các tỉnh. "Chúng tôi phải nghỉ làm vì xe hàng không thể "lọt" qua các chốt kiểm dịch. Lông vũ là hàng thu mua lẻ nên không có giấy chứng nhận. Khi xuất dễ bị phạt", ông Huy cho biết. Vẽ cảnh tương lai, ông than vãn: "Tôi đang tính xin thầu ao nuôi cá hay làm hàng đồng nát... mà đau cả đầu cả tháng nay".

Bạn,

Cũng theo báo KTĐT, làng nghề Triều Khúc hiện có 17 nhà mối kinh doanh lông vũ, cùng với đó là hàng chục gia đình chuyên thu mua nhỏ lẻ, hàng trăm nhân công làm thuê trong các cơ sở. Theo 1 chủ cơ sở người dân Triều Khúc đã "sống chết" với nghề này qua nhiều năm nên không dễ đổi sang nghề khác. Đời sống của người dân chắc chắn sẽ lao đao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.