Hôm nay,  

“mã Phu” Ở Trường Đua

15/11/200500:00:00(Xem: 5701)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, hằng tuần cứ vào thứ bảy và chủ nhật, hàng ngàn người đổ về trường đua ngựa Phú Thọ. Họ hồi hộp theo dõi những con ngựa mà mình cá cược. Thắng lớn, vỗ tay hò hét reo mừng.Thua đậm, tiếp tục gỡ gạc trong trận tiếp theo hay tiu nghỉu dắt xe ra về. Những phút giây thi đấu có hấp dẫn, kịch tính hay không tùy thuộc rất nhiều vào những thanh niên cầm cương, thúc ngựa. Báo Người Lao Động ghi nhận về nghề "mã phu" tại trường đua Phú Thọ qua đoạn ký sự như sau.

Tại trường đua Phú Thọ, có hai anh em ruột Nguyễn Thanh Sơn Lâm (1982) và Nguyễn Thanh Sơn Luân (1986) xuất thân từ gia đình có 4 đời nuôi ngựa tại Hóc Môn.Chưa đầy 10 tuổi, hai anh em sớm làm công việc của một "mã phu". Hằng ngày, đi cắt cỏ cho ngựa ăn, dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, và theo định kỳ trong ngày, hai anh em thay phiên nhau dắt ngựa ra cho chạy trên đồng hoặc trên đường bộ để ngựa khỏi chùn chân. Năm 11 tuổi, Lâm tìm đến trường đua Phú Thọ xin gia nhập câu lạc bộ. Thấy anh mình được chính thức ngồi trên lưng ngựa đua, Luân vội vàng xin gia đình để tìm đến trường đua, dù lúc đó em cũng chỉ vừa lên 10. Công việc thời gian đầu của Lâm, Luân là chăm sóc cho ngựa, sau đó được tập trên đường đua chính thức và tham gia những cuộc đua bán chuyên nghiệp. Giai đoạn này họ được gọi là "nài mơ". Rồi quen dần với từng nước phi lẫn đường đua, họ chính thức bước vào những trận đua quyết liệt.

Để có thể thực hiện những cuộc đua có đẳng cấp, "nài mơ" phải vất vả rèn luyện cùng "chiến mã". Hằng ngày đúng 5 giờ sáng, việc chuẩn bị cho buổi luyện tập đã khởi động nhịp nhàng. Các nài phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chăm sóc ngựa trước khi ra sân tập. Vòng sân đấu rộng 1,800 m2, các nài trong tư thế luôn trên lưng ngựa để thực hiện những động tác như phi tốc độ, kỹ thuật bứt phá và cả những cú nước rút rạp mình, cùng nhiều pha biểu diễn điêu luyện khác, với huấn luyện viên nước ngoài. Xong phần tập luyện này, họ lại tiếp tục cho chú "chiến mã" ăn uống vệ sinh rồi mới đến phiên mình vào bữa điểm tâm. Đến 13 giờ, các nài trở lại trường đua để tiếp tục công việc tập luyện buổi chiều trong ngày. Tập luyện vất vả như vậy nhưng để ngồi được trên lưng ngựa chính thức bước vào trận đấu, các nài phải tuân thủ một quy định khá khắc nghiệt đối với nghề: trọng lượng không được nặng quá 48 kg. Cho nên giới nài cũng phải "ăn kiêng": ăn ít lại, cả việc ngủ cũng vậy.

Bạn,

Báo NLĐ cho biết: theo các huấn luyện viên đua ngựa, một con ngựa đua thành công phụ thuộc vào 3 yếu tố, khả năng của nó, đường đua và tài năng của nài. Trong đó yếu tố thứ ba rất quan trọng, có khi quyết định sự thắng bại. Theo quy định tại trường đuạ, trước mỗi trận đấu 30 phút, nài phải tập trung vào phòng cách ly nhằm tách biệt với người bên ngoài. Thậm chí, trong thời gian đó, họ cũng chưa biết là mình sẽ được điều khiển con ngựa nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.