Hôm nay,  

Nước Mắt Nhà Nông

17/04/200800:00:00(Xem: 2892)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn,  trong hơn 3 tháng qua, tại nhiều vùng quê ở VN, gà heo "rủ nhau" chết la liệt vì dịch, giá lương thực tăng từng ngày, bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình  nông dân chỉ trông vào con cá, con ốc ngoài ao. Cuộc sống người dân quê thời dịch bệnh và cơn "bão giá" vô cùng khốn  đốn như ghi nhận của báo Dân Trí qua đoạn ký như sau.

Tại Thanh Hóa, gia đình chị Thu ở xã Yên Thịnh (huyện Yên Định), một trong những xã "nóng" nhất về dịch lợn tai xanh. Chị Thu kể, hơn một tuần qua, người trong làng lúc nào cũng buồn như đưa đám vì lợn ốm, lợn chết. Mặc dù giá lợn chết được thu mua là 20-25 nghìn đồng một kg, nhưng đó là giá "cào bằng". "Lợn nái còn đỡ xót ruột chứ lứa lợn vừa sinh vài tháng mà đã bị nhiễm bệnh thì mới thật đau như cắt da cắt thịt", chị Thu thở than.

Không giống như chị Thu, gia đình anh Quý ở huyện Thăng Bình (QuảngNam) không "dính" phải dịch bệnh lợn gà gì. Nhưng cuộc sống gia đình anh suốt thời gian qua lại lao đao vì mấy sào ruộng. Liên tiếp những đợt rét đậm rét hại vừa qua, ruộng lúa nhà anh chưa lúc nào kịp trổ bông, cứ liên tục chết. Sau giá rét lại đến chuột, rầy nâu, sâu bệnh thi nhau hoành hành. Mấy sào ruộng nhà anh vừa trải qua thời kỳ điêu đứng vì nhiễm rầy nâu nặng, tính sơ có tới gần một vạn con/m2 ruộng lúa! "Năm nay lại mất mùa rồi, lại đói rồi! Sao trời chẳng thấy thương xót cho nhà nông chúng tôi!", anh Quý thở dài than với  phóng viên.

Nhà còn mấy tạ thóc dự trữ, vừa rồi cũng phải lôi ra xay xát, "tuyển chọn", gia đình anh giữ lại những phần gạo xấu nhất còn lẫn cả cám để ăn, phần ngon anh phải mang đi bán để lấy tiền trang trải mùa đói kém. Gạo đang được giá, đi bán gạo mà anh Quý muốn trào nước mắt.Đã thế, từng dòng thư của cậu con trai gửi về từ ĐH Bách khoa Đà Nẵng càng làm lòng anh thêm xát muối: "Biết bố vất vả, ngoài này con cũng cũng tiết kiệm chi tiêu lắm, mỗi bữa con chỉ dám ăn có 7 ngàn đồng thôi. Gá cả tăng cao ghê lắm bố ạ. Bữa nào con cũng đói. Cơm sinh viên, gạo thì đã hẩm, họ còn ngâm nước cho nở ra, chỉ ăn một lúc đã thấy bụng rỗng không, đói quặn ruột. Những lúc ấy sao mà con thấy thèm đến thế hạt gạo trắng chắc nịch dẻo thơm quê mình!".

Bạn,

Cũng theo báo Dân Trí,  trong lá thư gửi cho con,  người cha nói trên đã viết với tất cả  nỗi đau bi thương: "Gạo ở quê có hột nào ngon nhất thì cũng "chảy" hết ra thành phố phục vụ người giầu, còn đâu mà dành bố con mình. Ráng học lên nhé con, nhà nông khổ lắm..." 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.